23 Thời kỳ Một trăm ngày: tính từ ngày 20/3/1815 − khi Napoleon về tới
Paris chiếm lại quyền hành − tới ngày 8/7/1815, ngày vua Louis XVIII trở
lại Pháp (thực ra là 111 ngày).
Nếu xem xét các cấu trúc chính trị trung tâm thì không có lý do chính đáng
nào để nghi ngờ phẩm chất của những người ủng hộ chế độ cộng hòa,
những người đã soạn thảo bản Hiến pháp năm thứ VIII. Tuy nhiên, việc
dựng lên các Cơ quan Lập pháp và các văn phòng quản lý của chế độ tổng
tài đã sớm tạo ra sự mất cân bằng và ngày càng rời xa các nguyên tắc của
nền cộng hòa trước đó. Việc thi hành quyền lực theo cấp bậc và quyền hành
pháp nói riêng đã được công bố. Thực tế, ngay từ đầu việc thi hành này đã
hình thành và thao túng Cơ quan Lập pháp.
“Thượng nghị viện bảo thủ”, như định nghĩa trong bản Hiến pháp, ban đầu
không phải là một Cơ quan Lập pháp mặc dù bản thân nó đã có vai trò
chính trong việc lựa chọn các thành viên của Cơ quan Lập pháp trung ương,
và khi cần thiết nó sẽ được trao quyền lập pháp. Hai thành viên đầu tiên của
Viện Nguyên lão là các quan tổng tài lâm thời đã về hưu, Seiyes (chủ tịch
đầu tiên của thượng viện) và Ducos. Họ tư vẫn cho các quan tổng tài thứ hai
và thứ ba mới được bầu là Cambaceres (cựu Bộ trưởng Tư pháp) và Lebrun
(cựu thành viên của Hội đồng Nguyên lão) trong việc lựa chọn 29 thượng
nghị sĩ cho Thượng viện. Hai mươi chín người này sau đó sẽ lựa chọn thêm
31 người nữa, nâng thành 60 người. Họ sẽ kết nạp thêm 2 người (trong 10
năm) từ 3 ứng viên được Cơ quan Lập pháp, khu hành chính và quan tổng
tài thứ nhất chỉ định để lập thành một cơ quan gồm 80 thành viên. Các nghị
sĩ Viện Nguyên lão có độ tuổi từ 40 trở lên, được bổ nhiệm suốt đời và phải
tuyên thệ không vi phạm và không làm việc cho bất kỳ văn phòng công nào
khác. Một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan này là bầu ra quan tổng tài (về
lý thuyết), hộ dân quan, các nhà lập pháp, thẩm phán và các ủy viên hội
đồng. Họ được trao quyền để bảo vệ hiến pháp được nhận mức lương gần
25 nghìn Frăng mỗi năm.