HỒ SƠ QUYỀN LỰC NAPOLEON - Trang 53

Cơ quan Lập pháp trung ương của chế độ tổng tài được định nghĩa chính
xác là cơ quan lưỡng viện. Cơ quan hộ dân quan bao gồm 100 thành viên có
độ tuổi thấp nhất là 25 được các thượng nghị sĩ chọn ra từ danh sách ứng
viên của từng khu hành chính. Một phần năm trong số đó sẽ được thay thế
hàng năm từ năm thứ X. Các hộ dân quan sẽ nhận mức lương là 15 nghìn
Frăng/năm và có quyền thảo luận các dự thảo luật hay đưa ra các ý kiến
phản hồi về những điểm cần sửa đổi. Tuy nhiên, họ không có quyền khởi
xướng, sửa đổi hoặc ban bố các đạo luật. Vai trò chính thức thông qua hay
bác bỏ các dự luật đó thuộc về Cơ quan Lập pháp thông qua các lá phiếu bí
mật. Do vậy, một dự luật nhận được đa số phiếu tán thành sẽ được quan
tổng tài thứ nhất ban hành thành luật 10 ngày sau đó, với điều kiện các
thượng nghị sĩ đều cho rằng dự luật này không trái với Hiến pháp. Ba trăm
thành viên Cơ quan Lập pháp cũng được các thượng nghị sĩ chọn ra từ danh
sách quốc gia có độ tuổi từ 30 trở lên và có mức lương 10 nghìn Frăng mỗi
năm. Một phần năm trong số này sẽ được thay mới sau năm thứ X và luôn
có ít nhất một nhà lập pháp tại mỗi khu hành chính. Các nhà lập pháp sắp
hết nhiệm kỳ có thể được bầu lại sau thời gian miễn nhiệm một năm nhưng
có thể ngay lập tức quay lại làm việc tại cơ quan khác nếu thích hợp. Để trở
thành thành viên của hai cơ quan này trongcác cuộc bầu cử đầu tiên thì
những kinh nghiệm thực tế luôn giữ vai trò quyết định. Trong số 100 hộ dân
quan đầu tiên, 69 người đã phục vụ trong Hội đồng Đốc chính, 5 người đã
từng phục vụ trong các nhóm cách mạng và chỉ có 26 người chưa có kinh
nghiệm. Tương tự như vậy, trong số 300 nhà lập pháp đầu tiên, chỉ có 21
người từng là thành viên của nhóm cách mạng và gần 240 người được lựa
chọn trực tiếp từ các hội đồng đã giải tán.

Sự tuyệt giao thật sự với quá khứ cách mạng được đánh dấu bằng các điều
khoản áp dụng cho các văn phòng quản lý trung ương và trong cách
Napoleon thực hiện và mở rộng các điều khoản này. Ông đã bác bỏ ý tưởng
ban đầu của Seiyes về một cử tri được Viện Nguyên lão chọn ra có quyền
chỉ định 2 quan tổng tài. Thay vào đó, điều IV của bản Hiến pháp sau năm
thứ VII trao quyền quản lý đất nước cho 3 quan tổng tài được chỉ định, hai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.