HỒ SƠ QUYỀN LỰC NAPOLEON - Trang 8

về “ý tưởng đế chế Rome” và những môtíp tương tự xuất hiện trong nghiên
cứu của các nhà sử học như Leopold von Ranke, Charles Schmidt, Marcel
Dunan và Hellmuth Rössler.

3 Adolphe Thiers (1797-1877): nhà sử học, chính trị gia người Pháp.

4 Frédéric Masson (1847-1923): nhà sử học người Pháp nổi tiếng với những
công trình nghiên cứu về Napoleon.

5 Emile Bourgeois (1857-1934): nhà sử học người Pháp.

6 Edgar Quinet (1803-1875): nhà trí thức, nhà sử học người Pháp.

Cũng cần phải lật lại khuynh hướng liệt kê sự kiện lịch sử gần đây –
khuynh hướng chịu nhiều tác động của những động thái chính trị trong EU
mở rộng. Một số tác giả xem tham vọng của Napoleon cách đây 200 năm là
phôi thai của ý tưởng hợp nhất châu Âu. Nếu nhận xét này hợp lý thì quan
điểm tương tự của Stuart Woolf cũng đáng lưu tâm. Stuart Woolf(7) đặt nền
móng nghiên cứu bằng luận điểm về một mô hình hành chính thống nhất
của nước Pháp. Một mô hình có thể nhân rộng ra các vùng đất bị sáp nhập
và quốc gia vệ tinh khác, từ đó ông nghiên cứu, mổ xẻ các trường hợp ủng
hộ và phản đối tính hiệu quả của mô hình. Kết luận của ông cho thấy đặc
trưng xã hội, áp lực tập hợp các nhân vật ưu tú – một phần quan trọng trong
lý thuyết của Napoleon về quản lý hành chính đã khoét sâu hố ngăn cách
giữa người có tài sản và người vô sản. Đây là giá trị sâu sắc Napoleon để lại
cho hậu thế. Vấn đề đặt ra từ luận điểm này là một phần quan trọng trong
nghiên cứu hiện đại.

7 Stuart Woolf: sinh năm 1936, nhà sử học và dịch giả nổi tiếng người Anh.

Tuy nhiên, quan điểm cho rằng Napoleon là kiến trúc sư đầu tiên có ý tưởng
về một châu Âu hợp nhất trái ngược với sự thật là đối với Napoleon, Pháp
luôn là ưu tiên số 1, như ông đã từng ghi rõ trong một bức thư tháng
8/1810. Sự thiên lệch, một chiều trong những yêu cầu về mặt quân sự, trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.