MỘT VỤ GIẾT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
“Tôi thường xuyên nghĩ ngợi,” ông Hanák nói, “tại sao chúng ta có cảm
giác rằng sự bất công lại là cái gì đó tệ hại hơn những cái tệ hại khác mà
người ta gặp phải. Thí dụ nếu chúng ta nhìn thấy một người vô tội bị xử tù,
việc này làm chúng ta không yên và nó ám ảnh chúng ta nhiều hơn là hàng
nghìn người đang sống trong nghèo đói và đau đớn. Tôi đã thấy sự nghèo
khổ như vậy và mọi tù tội so với cái này thì đều là sung sướng và rõ ràng là
sự nghèo khổ tệ hại nhất không gây thương tổn như sự bất công. Tôi có thể
nói rằng ở trong chúng ta có cái bản năng về tư pháp nào đó; có tội và vô
tội, quyền và công lý là những cảm xúc đầu tiên, khủng khiếp và sâu nặng
như tình yêu và đói khát.
“Tôi xin lấy một thí dụ: tôi đã sống bốn năm trong chiến tranh như
nhiều người trong các ông; chúng ta sẽ không nói chúng ta đã nhìn thấy
những gì, nhưng các ông chứng minh cho tôi là người mình đã quen với
khối thứ: thí dụ đã quen với người chết. Tôi đã nhìn thấy hàng trăm thanh
niên đã chết và nhiều khi chết thê thảm, cái này các ông có thể tin tôi; và
tôi xin thú nhận rằng tôi đã thấy mình không quan tâm đến họ, cứ như họ là
quần áo cũ nhưng chưa bị hôi. Tôi chỉ tự nhủ, trời ạ, nếu mi ra khỏi cái nhà
thương cho súc vật mà hãy còn sống và không bị thương tật thì không có gì
làm hại được mi nữa.
“Nửa năm sau chiến tranh tôi trở về ở nhà mình tại Slatina
. Một buổi
sáng có ai gõ cửa nhà tôi và gọi: Ông Hanák ơi, ông ra xem này, bà
Turková bị giết! Bà Turková có một quầy hàng nhỏ bán giấy và chỉ; không
ai quan tâm đến bà ấy, chỉ đôi khi có ai đó đến quầy hàng của bà ấy mua
cuộn chỉ hay bưu ảnh Giáng sinh. Từ quầy hàng vào bếp có cửa kính, bà