“Đứng lên Bašta!” cảnh sát viên hét. “Không phải chỗ này! Đi!”
Bašta trung thực đứng lên, đôi chân lảo đảo một đoạn về phía trước
nếu không ngã xuống vì mệt mỏi. Đấy là một đám diễu hành nhỏ: bốn cảnh
sát, hai dân phòng, mấy thợ rừng và mấy ông già tay cầm cuốc, xẻng, cùng
cái xác người quằn quại di chuyển tên là Jindřich Bašta.
Ông Janík biết mấy cảnh sát viên này từ quán bia, vì vậy ông cũng
được phép đi vào rừng với cái đám diễu hành bi thương ấy, mặc dù không
ai trách là ông không có phận sự gì ở đây. Ngoài ra ông còn mang theo mấy
hộp cá mòi, salami, rượu cognac và những món như thế, những món ấy rất
phù hợp cho mọi người. Ngày thứ chín thì khổ quá, khổ tới mức mà ông
Janík đã phải quyết định: mình sẽ không hành hạ cái xác mình thêm nữa.
Các cảnh sát viên thì sủa lên ông ổng trong cơn thịnh nộ khó chịu, nhóm
thợ rừng thì tuyên bố là họ mệt lắm rồi mà họ còn nhiều việc khác, mấy
ông già cầm cuốc xẻng thì cằn nhằn rằng với công việc nặng nhọc như thế
mà trả có hai mươi koruna mỗi ngày thì quá ít, còn Jindřich Bašta run rẩy,
quằn quại đau đớn trên mặt đất và đã không chịu trả lời lại những câu quát
nạt rỗng tuếch của nhóm cảnh sát. Trong tình trạng bế tắc ấy ông Janík đã
làm một việc: Ông quỳ xuống cạnh Bašta, đưa vào tay hắn cái bánh mì
trắng nhồi giăm bông và nói với giọng đầy thương hại: “Nghe này anh
Bašta ơi, nào, anh Bašta ơi, anh nghe tôi không?” Bašta bỗng rú lên và
khóc lóc, “Tôi sẽ tìm thấy nó... tôi sẽ tìm thấy nó, ông ạ.” Hắn nức nở và
thử đứng dậy; lúc đó một cảnh sát mật đã đến bên hắn, nhẹ nhàng đỡ hắn
dậy. “Anh Bašta, anh cứ dựa vào tôi nào, anh Bašta ơi,” và nói với hắn,
“ông Janík sẽ đỡ anh bên kia, thế. Nào, anh Bašta, bây giờ anh chỉ cho ông
Janík nó ở chỗ nào, nhé.”
Một giờ sau Jindřich Bašta, miệng ngậm điếu thuốc, đã đứng bên một
cái hố đất còn mềm, từ trong hố thò ra hai cái xương đùi.
“Đây có phải là thi thể cô Rủžena Regnerová không?” trung sĩ Trnka
hỏi với giọng quả quyết.