Tám năm sau, cuộc sống, luôn phó mặc cho những cơn gió không tiền
định, đưa đẩy tôi tới đảo Timor làm kịch bản cho phóng sự truyền hình về
nghĩa địa tàu lớn nhất và những người phá hủy rẻ mạt nhất hành tinh.
Một chiếc xe địa hình chở tôi từ Ocussi đến Silang Kupang, một nơi
chẳng ra làng, cũng chẳng ra một nơi khỉ ho cò gáy, chẳng phải thị trấn mà
như một tổ kiến của con người cấu thành từ chi chít mấy chục nghìn cá
nhân đang cắt xén, giật xé, loại bỏ mọi dấu hiệu phẩm cách của những con
tàu bị kết án tử hình xé phay.
Nhóm làm phim của đài muốn nhanh nhanh bắt đầu công việc nhưng
không biết phải tiếp cận từ hướng nào. Tôi đã biết đến vẻ buồn bã ở một
vài nơi, nhưng hình ảnh Silang Kupang mãi dán vào trí não tôi như một vết
cứa. Ta khó lòng hình dung cảnh nào buồn bã hơn cảnh một con tàu đang
hấp hối. Những con tàu đang chết dần trong tiếng rên rỉ của kim loại, chẳng
chút vinh quang, chấp nhận buông bỏ một cách hổ thẹn trước số phận.
Tôi đang nói chuyện với một nhóm người cho vay nặng lãi chuyên
định giá phần còn lại của sắt vụn, gỗ, dây thép và các loại dụng cụ thì một
bàn tay lay nhẹ vai tôi thân mật.
Chính là ngài Simpah, vẫn với nụ cười ngày tôi biết anh, vẫn chiếc
quần xếp nếp phồng, vẫn vành khăn đội đầu đó.
Không để tôi có thời gian chào anh, vừa hỏi tôi tin tức anh em tàu
Moby Dick và muốn biết tôi ở lại Timor bao lâu anh vừa kéo tôi về phía
một bãi biển nhơ nhuốc do gỉ sắt và các loại cặn bã nhớp nháp.
- Thiên đường của tôi đây. Anh thấy thế nào?
- Đây, là thiên đường của anh? tôi cuối cùng cũng cất nên lời.
- Bây giờ nhìn thì hơi buồn nhưng đến tận hôm qua vẫn còn hơn hai
trăm người đang cắt phá một con tàu. Loại tàu chuyên chở ngũ cốc. Một