CƯỚP BIỂN CỬA SÔNG ELBE
C
ó một con phố ở thành phố Hamburg mang tên một vị thị trưởng của
thành phố, Simon von Utrecht, nhưng hầu như không người dân nào biết cá
nhân này là ai lẫn lý do khiến ông ta xứng đáng được tưởng nhớ như vậy.
Tất cả những gì họ biết là ông ta đã hạ lệnh hành quyết một người đàn ông
mà chính ông này mới là người luôn sống trong ký ức bất hảo của hàng
trăm những bài hát và câu chuyện được kể bên bờ biển Bắc hoặc trong
những quán cà phê ấm cúng của Weddel và Blankenesse.
Người đàn ông mà ta nhớ tới theo cách đó tên gọi Klaus Störtebeker
và là một cướp biển. Cướp biển cửa sông Elbe.
Năm 1930, Liên minh Hanse
áp đặt một cách bạo lực sự thống trị
hám lợi của mình trong vùng Bắc Đại Tây Dương và biển Baltic. Hiệp hội
này lập ra các loại thuế phi lý, định những mức giá tùy tiện với thợ thủ
công và nông dân, và trên hàng nghìn con tàu của họ, các thuyền trưởng
của Liên minh đưa lên giá treo cổ trừng phạt mọi tội lỗi dù là nhỏ nhất.
Nhưng, như vẫn luôn diễn ra trong lịch sử, một nhóm thủy thủ do
Klaus Störtebeker chỉ huy, một người vóc dáng khổng lồ với gương mặt
hung dữ và bộ râu quai nón hung đỏ, đã đi đến việc nói không, quá đủ thuế
khóa, roi vọt và xiềng xích, và sau một cuộc nổi loạn, họ chiếm một con tàu
và bắt đầu ra khơi dưới lá cờ của tự do.