cho nó nữa, bắt nó tập đi bằng đôi dép cũ của bác, đôi dép to tướng mà
chân nó bé tí! Độ này nó đã quen đi dép rồi đấy.
- Này các cậu ơi! Lại còn chuyện này buồn cười lắm: Có hôm nó vào nhà xí
đi ị chưa kịp đi thì nghe tiếng ọc ọc trong hố xí (vì là hố xí máy). Thế là nó
chạy té ra, không kịp mặc quần, mặt nó tái mét, tớ hỏi nó, nó bảo: “Hố xí
nó ợ…”.
Cứ như thế, chúng tôi để ý, theo dõi bàn tán rất nhiều về Bêm mà vẫn
không chơi với nó. Bêm thì lại rất muốn chơi với chúng tôi nhưng không
dám làm quen.
Có lần tôi lân la tới gần, tò mò gợi chuyện Bêm:
- Cậu ở miền núi à?
- Ừ.
- Chỗ cậu có hổ không?
- Mẹ tớ bảo có nhưng tớ chưa trông thấy bao giờ.
- Cậu đeo cái răng hổ ở cổ đấy à?
- Ừ.
- Để làm gì?
- Để trừ gió đấy. Mẹ tớ bảo, đeo nó vào thì không ốm đâu.
- Hay nhỉ! Nếu như thế mà khỏi ốm thì đỡ phải uống thuốc. Thuốc đắng
lắm. Hôm nào tớ sắp ốm cậu cho tớ mượn cái răng hổ nhé.
- Tớ cho cậu mượn ngay bây giờ cũng được. Lúc nào cậu đeo chán rồi cậu
lại trả tớ – Nói rồi Bêm tháo cái dây đeo răng hổ ra quàng vào cổ tôi.
Mọi sự bắt đầu từ đấy. Bọn chúng tôi dần dà làm quen với Bêm, hỏi Bêm
mọi chuyện về miền núi và kể cho Bêm nghe bao nhiêu là chuyện về thành
phồ, về nhà tập thể chúng tôi.
Qua những câu chuyện của Bêm chúng tôi có thể hình dung ra thế nào là
miền núi. Miền núi, đấy là những đỉnh núi cao có những ngọn cây biết hát,
những thung lũng đầy hoa ban và bướm trắng, những con sóc biết bay,
những con gà rừng có bộ lông đuôi tha thướt, rực rỡ… Chúng tôi ao ước có
một ngày không còn đánh nhau ở biên giới, để chúng tôi có thể đi thăm nhà
Bêm, thăm miền núi.
Bêm bây giờ đã biết ăn kem, đá bóng, xếp hàng mua muối cho bác Hà, biết