- Bác cho cháu vào chơi với Bêm một tí. Cháu không làm ồn đâu.
Thế là bác cho tôi vào. Tôi nhẹ nhàng ngồi cạnh giường, nắm lấy tay Bêm.
- Bêm ơi, tớ đây. Tớ trả cậu cái răng hổ cho cậu khỏi ốm.
Tôi tháo sợi dây đeo răng hổ ở cổ tôi, nhẹ đỡ đầu Bêm lên quàng vào cổ
Bêm. Bêm vẫn đang sốt mê man, bàn tay nóng bỏng, hơi hé mắt ra nhìn tôi
rồi lại nhắm nghiền lại. Hình như tôi nghe tiếng Bêm gọi: “Mẹ ơi… mẹ
ơi…”
Bác Hà bảo Bêm chẳng chịu ăn gì mà cứ kêu buồn nôn và chóng mặt. Trên
bàn nhỏ cạnh giường Bêm nào là cam, chuối để ngổn ngang, lại cả một bát
cháo thịt đã nguội lạnh.
Tôi nhìn cái răng hổ tôi vừa mới trả lại cho Bêm tôi nghĩ “Có lẽ tại mượn
của Bêm cái răng hổ, mà Bêm bị ốm”. Tự nhiên tôi thấy ân hận và thương
Bêm quá. Tôi nói:
- Bêm ơi, cố ăn đi, uống thuốc đi cho chóng khỏi để lại chơi với chúng tớ.
Bêm cũng nắm tay tôi và gật đầu nhẹ, mắt vẫn nhắm nghiền. Tôi về loan
báo với các bạn:
- Các bạn ơi, Bêm ốm.
- Bêm ốm.
- Bêm ốm!
Tin ấy lan nhanh ra tất cả các bạn nhà tập thể. Chúng tôi lần lượt rủ nhau
đến thăm Bêm. Chả ai bảo ai mà khi bước vào nhà bác Hà đứa nào cũng ý
tứ, đi lại rón rén, nói năng nhẹ nhàng chứ không lộn xộn như mọi khi.
Chúng tôi đứng ngồi quanh giường Bêm. Mặc dầu Bêm đang ốm nặng
nhưng vẫn hé mắt nhìn chúng tôi và mỉm cười trông như mếu.
Sau trận Bêm ốm, chúng tôi càng yêu quý Bêm hơn. Chơi với Bêm chúng
tôi đều nhường nhịn và chiều chuộng. Ngược lại, Bêm cũng vậy, rất yêu và
chiều chúng tôi. Chúng tôi cứ nghĩ là sẽ ở bên nhau mãi mãi. - Thế nhưng
một hôm, mẹ Bêm đến. Mẹ Bêm đi cùng với một người đàn ông lạ mặt. Bà
bảo Bêm:
- Đây là chú Tấn. Chào chú đi con.
- Cháu chào chú – Bêm lấm lét nhìn. Người đàn ông tên là Tấn gật gù mỉm