được viết bằng kiểu chữ khổng lồ choán hết bức tường phía sau: NẾU
CHÚA SAI THÌ SAO?
“Là một tác phẩm của Lukas Troberg”, vị chủ tọa nói nhỏ. “Dự án nghệ
thuật mới nhất của chúng tôi. Anh nghĩ sao?”
Langdon nhìn dòng chữ đồ sộ, không biết phải phản ứng ra sao. “Ừm…
nét bút của ông ấy rất phóng khoáng, nhưng khả năng kiểm soát chủ thể giả
định của ông ấy dường như hơi yếu.”
Vị chủ tọa nhìn anh không hiểu. Langdon hy vọng cuộc tiếp xúc của anh
với cử tọa sẽ khá hơn.
Cuối cùng, khi bước lên sân khấu, Langdon nhận được một tràng pháo tay
nhiệt thành từ đám đông đứng kín trong phòng.
“Thưa quý ông, quý bà!”, Langdon bắt đầu nói, giọng anh vang lên trong
loa. “Willkommen, bienvenue, welcome.”
Câu chào nổi tiếng từ Cabaret [1] khiến đám đông cười ồ tán thưởng.
“Tôi vừa được thông báo rằng cử tọa của chúng toa tối nay không chỉ có
các hội viên Hộ Dante, mà còn có nhiều nhà khoa học và sinh viên dự khan,
những người có lẽ cũng đang khám phá Dante lần đầu tiên. Vì vậy, với
những cử tọa quá bận học hành nên không đọc được các thiên trường ca Ý
thời trung cổ, tôi nghĩ mình nên bắt đầu bằng phần giới thiệu tổng quan về
Dante – cuộc đời, tác phẩm, và lý do tại sao ông được coi là một trong
những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.”
Tiếng vỗ tay lại vang lên.
Langdon trình diễn một loạt hình ảnh của Dante bằng một thiết bị điều
khiển từ xa nhỏ xíu trong tay, đầu tiên là bức chân dung to bằng người thật
của Andrea del Castagno vẽ thi sĩ đứng trong khung cửa, tay cầm một cuốn
sách triết học.
“Dante Alighieri”, Langdon bắt đầu trình bày. “Nhà văn kiêm triết gia
Florence này sống từ năm 1265 đến 1321. Trong bức chân dung này, giống
như trong tất cả các bức vẽ khác, ông đội trên đầu một chiếc cappuccio màu
đỏ - loại khăn trùm vừa khít đầu có vạt che tai - cùng áo choàng Lucca màu
đỏ thẫm của ông, trở thành hình ảnh Dante được tái tạo nhiều nhất.”