trăm bài thơ, trong đó gồm một bài có nhan đề Dante, dành tặng cho người
có cái nhìn khắc nghiệt về địa ngục, nguồn cảm hứng cho tác phẩm Phán
quyết cuối cùng của mình. Và nếu quý vị không tin tôi, xin hãy đọc Khổ III
trong Hỏa ngục của Dante và sau đó tới thăm Nhà nguyện Sistine, quý vị sẽ
thấy hình ảnh rất quen thuộc này ngay phía trên bàn thờ”.
Langdon chuyển tới hình ảnh chi tiết kinh khủng về một con thú vạm vỡ
đang vung mái chèo khổng lồ về phía đám người co rúm lại với nhau. “Đây
là gã chèo đò địa ngục của Dante, Charon, đang dùng mái chèo đánh đập
những hành khách không theo hàng lối.”
Lúc này Langdon chuyển sang một cảnh mới - chi tiết thứ hai về bức
Phán quyết cuối cùng của Michelangelo - một người đang bị đóng đinh lên
thánh giá. “Đây là nhân vật Haman Xấu xa [2], người mà theo Kinh Thánh,
bị treo cổ tới chết. Tuy nhiên, trong trường ca của Dante, ông ta bị đóng
đinh lên thánh giá. Như quý vị có thể thấy ở đây, trong Nhà nguyện Sistine,
Michelangelo chọn câu chuyện của Dante thay cho câu chuyện trong Kinh
Thánh”, Langdon cười và hạ giọng thì thào. “Xin đừng nói với Đức Thánh
Cha!”
Đám đông cười ồ.
“Hỏa ngục của Dante tạo ra một thế giới đau đớn và thống khổ vượt xa
mọi tưởng tượng trước đó của con người, và đúng là tác phẩm của ông định
nghĩa cho những cái nhìn hiện đại của chúng ta về địa ngục.” Langdon
ngừng lại. “Và xin hãy tin tôi, Nhà thờ Công giáo phải cảm ơn Dante rất
nhiều vì điều đó. Hỏa ngục của ông hăm dọa những tín đồ sùng đạo suốt
nhiều thế kỷ, bà rõ ràng làm cho số người sợ hãi chăm đi lễ nhà thờ tăng lên
gấp ba.”
Langdon chuyển hình ảnh. “Và điều này dẫn tới lý do tại sao tất cả chúng
ta ở đây tối nay.”
Màn hình lúc này hiển thị nhan đề bài giảng của anh: DANTE THẦN
THÁNH: NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA ĐỊA NGỤC.
“Hỏa ngục của Dante là một nơi rất phong phú về biểu tượng và hình
tượng, đến mức tôi thường dành cả một khóa học kéo dài hết học kỳ cho đề
tài này. Và tối nay, tôi nghĩ không có cách nào để tiết lộ những biểu tượng