của chị Phan Thị Huê là cười chết thôi. Tụi mày biết, cả phòng gọi chị Huê
là nữ tướng Phàn Lê Huê, sởn tóc trước khi sửa soạn ra sa trường. Ðã vậy,
bả nói chuyện câu nào câu đó cũng ca được thành cải lương. Bả có giọng ca
hay thiệt, không thua gì Bạch Tuyết, bả ca suốt ngày...
- Hơ. Ngọc Mai. Mày nói chuyện gì ở đâu vậy ? Tụi tao chẳng thấy khúc
đầu, khúc đuôi, mà khúc giữa cũng mất tiêu. Mày chinh chinh nặng rồi. Cái
gì tự nhiên sởn tóc, rồi ca cải lương. Phan Ðăng Lưu là cái gì ?
- Mày dài dòng quá, chuyện mày kìa.
- Thiệt tụi bây lộn xộn. Thì là chuyện tao chứ chuyện ai. Tao đi tù. Phan
Ðăng Lưu là T-20. Là trại tù Ðề Lao Gia Ðịnh cũ ấy. Ðể từ từ, tao kể. Tụi
bây nhớ bà Hăng Rô Nết không, cái con có cái bàn nạo dừa mà tao kể với
tụi bây lần vượt biên trước đó. Con Kim Trang thấy rồi, bữa...
Có đứa nào biết bà bạn răng hô, răng hết gì của Ngọc Mai đâu. Nhưng sợ
nó giông dài, cả ba đều ậm ừ.
- Biết. Biết. Nhớ. Thấy. Thấy...
- Ờ, bả đó. Lần này, tưởng ăn chắc, lên tàu ngoại quốc nằm đàng hoàng
nghe tụi bay. Cái bà Nết đó, hành nghề đưa đò ngang qua về sông Thủ
Thiêm, tao quen trong chuyến đi lần trước, bị vỡ, chạy thục mạng ở Nhà
Bè. Gặp lại, mới biết là đêm đêm, bà Nết này còn một nghề khác, hấp dẫn
lắm. Bả chở một thuyền trái cây theo mùa, chờ tới khuya lắc khuya lơ, công
an canh trên bờ dưới nước đều thấm mệt, bả xê ghe sát tàu ngoại quốc.
Cũng anh em xã hội chủ nghĩa không hà. Thủy thủ đâu có chôm đồ trên tàu
nhiều để đổi hàng hóa được. Nên cứ chuyền xuống nào đường, sữa, pho
mát, sà phòng để đổi, kéo lên ít trái dừa, trái dưa hấu, quầy chuối. Cứ một
ghe trái cây là một ghe đồ đổi lại. Bả làm có hơn một năm mà khá quá là
khá, diện lắm nghe. Hai đứa em trai đi được hết. Tao biết ra, một đứa đi
chui theo ghe. Còn một đứa, thì bả gửi lên tàu ngoại quốc, bằng cách
chuyển trái cây lên tàu đổi cho bọn thủy thủ Ðông Ðức.
Phượng Hồng :
- Tao chưa hề nghe vụ này. Chỉ có nghe ông già tao nguyền rủa mấy cái
tàu Panama, hay lén đưa người xuống bằng ngả Cảng đàng hoàng, mang