HOA SEN TRẮNG - Trang 80

76

Tranh cãi lớn về cùng một từ! - bởi vì chúng cả hai đều nảy
sinh từ cùng một từ, tên của dòng sông lớn bây giờ đi qua
Pakistan, Sindu. Nó đã du hành theo một hướng và trở thành
Hindu và Hindustan, đã đi qua một hướng khác và trở thành
Indus, India.

Cùng điều dó đã xảy ra cho dhyana. Phật chưa bao giờ

nói tiếng Phạn; đó cũng là một trong những cái độc đáo của
ông ấy. Ở Ấn Độ tiếng Phạn bao giờ cũng là ngôn ngữ của
tu sĩ, của người có văn hoá, của người phức tạp. Phật đã là
người đầu tiên mang tới thay đổi triệt để: ông ấy bắt đầu nói
theo ngôn ngữ của mọi người.

Tiếng Phạn chưa bao giờ là ngôn ngữ của mọi người,

nó bao giờ cũng là ngôn ngữ của tầng lớp cao nhất của xã
hội. Và họ đã gìn giữ nó với chăm sóc lớn, để cho nó không
bao giờ rơi vào trong tay của người thường. Nó đã là một
trong những chiến lược của mọi tu sĩ trên khắp thế giới rằng
ngôn ngữ của họ phải không được người thường hiểu, bởi vì
nếu ngôn ngữ của họ được người thường hiểu thế thì họ sẽ
bị phơi ra - bởi vì điều họ liên tục nói là đơn giản, rất bình
thường, nhưng trong ngôn ngữ mà bạn không hiểu, có vẻ
dường như họ đang nói cái gì đó cao siêu, cái gì đó rất siêu
nhiên.

Nếu bạn đọc Vedas trong ngôn ngữ của bạn, bạn sẽ

ngạc nhiên: chả có gì mấy ở đó - không quá một phần trăm
các lời kinh là có ý nghĩa, chín mươi chín phần trăm đơn
giản là rác rưởi. Nhưng nếu bạn đọc nó trong tiếng Phạn bạn
sẽ bị mê say, bạn sẽ đơn giản bị thôi miên. Đấy cũng là
trường hợp với Koran. Nếu bạn nghe nó trong tiếng A rập
nó sẽ có cái gì đó thần lực. Được dịch sang tiếng riêng của
nước bạn, bạn sẽ phân vân: nó có vẻ rất bình thường. Các tu
sĩ bao giờ cũng nhận biết rằng kinh sách của họ có thể có
giá trị và được đánh giá cao và được kính trọng và được tôn
thờ chỉ nếu chúng không được dịch vào ngôn ngữ của người
thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.