Rốt cuộc thì cô có nguy cơ gặp phải chuyện gì lúc này?
Cô mở một ngăn kéo tủ buýp phê rồi lôi ra một cuốn sổ tay cũ màu đen.
Cô lại ngồi vào chiếc ghế bành bằng da, bấm số trên chiếc điện thoại không
dây.
“A lô. Cảnh sát trưởng Laurentin, tôi là Patricia Morval.”
Đáp lại là sự im lặng ở đầu dây bên kia.
“Vợ của Jérôme Morval. Vụ Morval, bác sĩ nhãn khoa đã bị giết tại
Giverny, ông có hiểu điều tôi muốn nói…”
Lần này thì một giọng nói bực bội vang lên:
“Vâng… Dĩ nhiên là tôi biết. Tôi đang nghỉ hưu nhưng tôi vẫn chưa bị
bệnh Alzheimer…”
“Tôi biết, tôi biết, chính vì thế mà tôi gọi cho ông, tôi thường xuyên đọc
thấy tên ông trên các báo của vùng. Những lời ngợi khen… Tôi cần ông,
cảnh sát trưởng… để… nói như thế nào nhỉ… phải nói là, một vụ điều tra
ngược. Một vụ điều tra song song với vụ chính thức…”
Khoản im lặng kéo dài giữa hai bên.
Những lời ngợi khen…
Ở đầu dây bên kia, cảnh sát trưởng Laurentin không thể không nhớ lại
những vụ điều tra quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông. Những năm
tháng tại Canada và việc ông tham gia vào vụ bảo tàng Mỹ thuật Montréal,
vào tháng Chín năm 1972, một trong những vụ đánh cắp tác phẩm nghệ
thuật lớn nhất trong lịch sử, mười tám bức tranh của các họa sĩ bậc thầy bị
đánh cắp, Delacroix
, Rubens
…. Khi ông trở lại đồn
cảnh sát Vernon vào năm 1974, và cuộc điều tra lớn nhất của ông, mười
một năm sau, ba năm trước khi ông về hưu, vào tháng Mười một năm 1985,
vụ đánh cắp chín bức họa nổi tiến Ấn tượng mặt trời mọc. Chính ông,
Laurentin, phối hợp với cảnh sát nghệ thuật, là đơn vị OCBC, Văn phòng
trung ương phòng chống buôn lậu các tài sản văn hóa, cuối cùng đã tìm
thấy các bức họa vào năm 1991 tại Porto-Vecchio, tại nhà tay buôn lậu
người đảo Corse, sau khi chúng đã được trung chuyển qua tay một yakuza
Nhật Bản, Shuinichi Fujikuma… Một vụ tầm cỡ quốc tế, những dòng tít
lớn trên khắp các báo thời bấy giờ… Như thể đã lâu lắm rồi…