Monet, nhất là những bức cuối cùng. Người ta tin rằng đó chỉ đơn thuần là
sự hoang tưởng.”
Sylvio không có thời gian để hỏi Guillotin muốn nói ‘xếp xó’ là ý gì.
Người phụ trách bảo tàng tiếp tục, thao thao bất tuyệt:
“Ngoại trừ một thế hệ sau đó, những bức họa cuối cùng tạo ra tại Mỹ cái
mà về sau người ta gọi là nghệ thuật trừu tượng… Đó chính là bản di chúc
của cha đẻ trường phái Ấn tượng: sáng tạo ra hội họa hiện đại! Anh có biết
Jackson Pollock không?”
Sylvio không dám nói không, cũng không dám nói có. Guillotin buông
tiếng thở dài chán chường của thầy giáo:
“Thôi kệ anh. Đó là một tác giả trường phái trừu tượng… Pollock và
những họa sĩ khác đã lấy cảm hứng từ những bức hoa súng của Monet. Tất
cả. Ở Pháp cũng vậy, tôi hi vọng anh đã ghi nhớ điều tôi đã nói. Những bức
hoa súng lớn nhất được trưng bày tại bảo tàng Orangerie, nhà nguyện
Sixtine của trường phái Ấn tượng, được Monet tặng cho Chính phủ Pháp để
chào mừng sự kiện đình chiến năm 1918. Và chưa hết, nếu anh nghĩ tới nơi
mà những bức hoa súng được trưng bày, còn một điều khác rất phi
thường…”
“Vậy sao?”
Sylvio đã không tìm được lời nào thông minh. Guillotin chẳng bận tâm.
“Những bức hoa súng ngự trị trên một trục khải hoàn! Trục chính, từ nhà
thờ Đức Bà, bảo tàng Louvre, vườn Tuileries, quảng trường Concorde, đại
lộ Champs-Elysées, Khải Hoàn Môn, La Defense… Những bức hoa súng,
sau mấy bức tường của bảo tàng Orangerie được xếp đúng như trên trục
này biểu trưng cho toàn bộ lịch sử của nước Pháp, trải dài từ Đông sang
Tây, theo lộ trình dịch chuyển của mặt trời. Và như ngẫu nhiên, Monet đã
vẽ ao hoa súng vào những thời điểm khác nhau trong ngày, từ sáng đến tối,
qua đó cho thấy hành trình vĩnh cửu của mặt trời. Sự dịch chuyển của các
vì sao, lịch sử chói lọi của nước Pháp, cuộc cách mạng của nghệ thuật hiện
đại… Giờ thì anh hiểu tại sao mỗi xăng ti mét vuông hoa súng này lại đáng
giá cả gia tài… Đó chính là bước ngoặt của nghệ thuật đương đại. Tại
Normandie, các Vernon chỉ vài li lô mét, trong một cái ao nhỏ không có gì