sẽ cố tìm một hình ảnh. Nào, hãy tưởng tượng một tổ chức chăm lo cho
người nghèo. Và có một nghịch lý là nếu số người nghèo giảm đi, lý do tồn
tại của tổ chức cũng giảm. Hay nói cách khác, nó hoạt động càng tốt, thì nó
càng tự hủy hoại chính mình. Cũng tương tự đối với một tổ chức hoạt động
chống chiến tranh. Hòa bình, đối với nó mà nói, cũng đồng nghĩa với sự tan
rã của tổ chức.”
“Như một bác sĩ chữa cho bệnh nhân tốt đến độ ông ta sẽ bị thất
nghiệp?”
“Chính xác, thanh tra ạ.”
“Tôi hiểu, nhưng điều đó có liên hệ gì với quỹ Robinson?”
“Tôi nghĩ là họ có một khẩu hiệu. Ba chữ ‘pro’ như họ thường nói: Phát
hiện, bảo vệ, tôn vinh
. Thật tuyệt, nó có nghĩa cả trong tiếng Pháp lẫn
tiếng Anh. Rõ ràng điều đó muốn nói rằng họ tìm kiếm những bức họa trên
toàn thế giới, họ mua chúng, bán chúng, nhưng đồng thời họ cũng đầu tư
vào các họa sĩ trẻ, thậm chí rất trẻ; họ đầu tư vào những họa sĩ này, mua tác
phẩm của họ và bán chúng…”
“Vậy rồi sao?”
“Một tài năng săn tìm một tài năng khác, thanh tra ạ. Một bức họa không
phải một chiếc đĩa hát hay một cuốn sách, gia tài của một họa sĩ không
được tính dựa trên số lượng tác phẩm bán được nhiều nhất. Thậm chí hoàn
toàn ngược lại và chính dựa trên nguyên tắc đó mà toàn bộ hệ thống vận
hành. Một bức họa có giá trị cao bởi vì những bức khác có giá thấp hơn
hoặc không có giá trị gì cả. Nếu luật chơi hoàn toàn tự do, nếu có sự cạnh
tranh giữa giới phê bình, những trường phái, các phòng tranh, trong một
chừng mực thì mọi thứ đều ổn thỏa. Nhưng nếu một cái quỹ nằm ở thế độc
quyền, hoặc gần như là thế, anh có hiểu không?”
“Không hiểu lắm…”
Guillotin không giấu được vẻ tức giận.
“Vậy trong trường hợp độc quyền, nếu quỹ này phát hiện được càng
nhiều tài năng mới, nói cách khác, họ càng làm mới nghệ thuật, chữ ‘pro’
trong từ ‘phát hiện’, nếu anh muốn thì chính họ càng làm giảm giá trị thị