Đến đầu cầu thang, Gabriel phải đi qua hai lớp cửa. Cạnh cửa, bên tay
phải là tấm biển bằng đồng thau in chữ : DAVID QUINNELL – BÁO CHÍ
QUỐC TẾ. Gabriel nhấn chuông và ngay lập tức một cậu bé phụ việc văn
phòng người Xu-đăng đưa vào một phòng chờ nhỏ, người mà Gabriel dùng
giọng Đức chuẩn để nói chuyện bằng tiếng Anh.
“Cho hỏi tôi đang nói chuyện với ai được không ạ?”, cậu bé Xu-đăng đó
hỏi.
“Tôi tên là Johannes Klemp”.
“Ông Quinnell có hẹn trước với ông không?”.
“Tôi là bạn của Rodolf Heller. Ông ấy biết mà”.
“Xin ông chờ một phút. Tôi sẽ gặp ông Quinnell xem ông ấy có gặp ông
bây giờ được không”.
Cậu bé Xu-đăng biến mất sau một cánh cửa đôi cao. Thời gian cứ thế trôi
đi, một phút, hai rồi ba phút. Gabriel tiến đến cửa sổ và nhìn xuống đường.
Người phục vụ quán cà phê ở góc đường mang cho người đàn ông ở cơ
quan tình báo Mubarak một tách trà trên một chiếc khay bạc nhỏ. Gabriel
nghe thấy thiếng cậu bé Xu-đăng phía sau và ông quay lại. “Ông Quinnell
sẽ gặp ông ngay”.
Căn phòng mà Gabriel được dẫn vào là một phòng khách theo lối kiến
trúc thời La Mã cổ. Sàn nhà bằng gỗ nhám đến nỗi không thể làm bóng lại
được; những hoạ tiết trên đường chỉ tường như chẳng còn gì dưới lớp cát
dày. Hai trong bốn bức tường là những kệ sách lấp đầy bởi những tác phẩm
lịch sử Trung Đông và đạo Hồi. Một chiếc bàn rộng bày la liệt giấy báo và
thư từ chưa bóc ngả vàng ố.
Căn phòng chìm trong bóng tối, trừ một khoảng không hình thang được
ánh mặt trời chói chang chiếu xuyên qua cánh cửa kiểu Pháp khép hờ, lan
đến tận mũi chiếc giày da lộn đã sờn của David Quinell. Ông ta kéo tờ điểm
tin sáng Al-Ahram xuống – một tờ nhật báo chính phủ của Hy Lạp, và buồn
bã nhìn chăm chăm vào Gabriel. Ông ta mặc chiếc sơ mi nhăn nhúm rộng