“Trước đó”.
“Nước Nga”.
“Người Đức và người Nga”, già al-Samara vừa nói vừa lắc đầu. “Nếu
không vì người Đức và người Nga, thì bây giờ tôi vẫn đang sống ở
Sumayriyya, thay vì ở al-Makrr này”.
“Ông đã có mặt trong đêm làng Sumayriyya thất thủ phải không?”.
“Không hẳn. Lúc đó tôi đang đi dạo trên một cánh đồng gần làng”. Ông
dừng lại và thêm vào một cách bí ẩn. “Với một cô gái”.
“Và khi cuộc pháo kích bắt đầu?”.
“Chúng tôi nấp trong cánh đồng và nhìn theo gia đình mình chạy về
hướng bắc sang Libăng. Chúng tôi chứng kiến lính Do Thái đặt chất nổ giật
sập nhà chúng tôi. Cả ngày hôm sau chúng tôi vẫn trốn ngoài đồng. Khi trời
tối, chúng tôi chạy bộ đến đây, đến làng al-Makr này. Những người còn lại
trong gia đình tôi, cha mẹ tôi, và các anh chị em, đều chạy sang Libăng”.
“Còn cô gái đã ở cùng ông trong đêm đó?”.
“Cô ta trở thành vợ tôi”. Một hơi thuốc dài nữa. “Tôi cũng là một người
lưu vong – một người lưu vong tại chỗ. Tôi vẫn còn giữ khế ước đất đai của
cha tôi ở làng Sumayriyya, nhưng tôi không thể trở về đó. Người Do Thái
đã tịch thu nó và chẳng bao giờ nghĩ đến việc đền bù thiệt hại cho tôi.
Tưởng tượng mà xem, một khu định cư Do Thái được nhnững người sống
sót qua cuộc Holocaust dựng lên ngay trên đống đổ nát của một ngôi làng
Arập”.
Gabrie nhìn quanh ngôi nhà lớn. “Ông tự lo liệu cho mình quá tốt còn
gì”.
“Dĩ nhiên là cuộc sống của tôi khá hơn nhiều so với những người phải
sống lưu vong. Lẽ ra tất cả chúng tôi đều đã có được những thứ này nếu
chiến tranh không xảy ra. Tôi không đổ lỗi cho các anh vì những mất mát