và khi bạn thường xuyên xem xét chúng cùng với các dự án còn lại, giữ
nguyên hiện trạng của chúng và hết sức tỉnh táo.
Các dự án phụ thì sao?
Một số dự án của bạn có thể có nhiều dự án phụ, mỗi dự án phụ, về lý
thuyết, có thể coi là một dự án. Ví dụ, nếu bạn chuyển đến nhà mới và cần
sửa sang lại, bạn có thể có một danh sách các việc cần làm như “hoàn thành
việc trang trí cảnh quan”, “sửa chữa lại nhà bếp”, “mắc lại dây điện ở tầng
trệt”,… Tất cả những việc đó có thể được coi như các dự án riêng biệt. Bạn
có để tất cả những thứ này trong một danh sách “Các dự án” không, ví dụ
“hoàn thành việc sửa nhà mới” − hay bạn viết mỗi dự án phụ thành một
mục riêng?
Cách nào không quan trọng, miễn là bạn có thể thường xuyên xem xét toàn
bộ thành phần của các dự án để duy trì năng suất. Không có công cụ bên
ngoài hay mô hình tổ chức nào hoàn hảo để phân loại theo chiều ngang và
chiều dọc tất cả các dự án của bạn. Bạn vẫn phải nắm bắt tổng thể một cách
đồng bộ (ví dụ: thông qua việc xem xét tổng kết hàng tuần). Nếu bạn lập
một dự án lớn trong danh sách “Các dự án” thì bạn sẽ muốn giữ một danh
sách các dự án phụ và/hoặc chính kế hoạch dự án như là “tài liệu hỗ trợ dự
án” để xem xét khi bạn tiến hành xử lý chúng. Bạn nên làm theo cách này
nếu đa phần dự án phụ thuộc vào các phần khác được thực hiện trước đó.
Trong trường hợp đó, bạn có thể có các dự án phụ mà không cần kèm công
việc tiếp theo vì chúng trong trạng thái “chờ đợi” các hành động khác thực
hiện trước khi đến lượt chúng. Ví dụ, bạn sẽ không thể sửa lại bếp cho đến
khi bạn hoàn thành việc “mắc lại dây điện ở tầng trệt”. Tuy nhiên, bạn có
thể tiến hành “trang trí cảnh quan” độc lập với hai dự án phụ trên. Do đó,
bạn có thể muốn có công việc tiếp theo liên tục hiện hữu giữa việc “mắc lại
dây điện ở tầng trệt” và “hoàn thành trang trí cảnh quan”.
Đừng quá lo lắng xem cách nào là tốt nhất. Nếu bạn không chắc chắn, tôi
khuyến khích bạn xếp những dự án lớn vào danh sách “Các dự án” và lưu