Điều này rất bình thường và cơ bản − cơ bản bởi nó thường làm nảy sinh
tranh luận ở mức độ sâu hơn mức người ta cảm thấy thoải mái. “Bạn có
nghiêm túc về vấn đề này không?”, “Chúng ta có thật sự biết được điều
mình đang làm không?”, “Chúng ta có sẵn sàng phân bổ thời gian và tài
nguyên quý báu cho nó?” Rất dễ tránh những cấp độ suy nghĩ liên quan cao
hơn này. Để ngăn cản những thứ này khỏi trôi qua trong các “dữ liệu thô”
vô định hình này, chúng ta buộc phải đưa ra quyết định công việc tiếp theo.
Cần phải có những cuộc đàm thoại, nghiên cứu, cân nhắc, và thương thuyết
tiếp theo để đặt chủ đề ngừng lại. Thế giới ngày nay ngày càng khó đoán
trước kết quả của các giả thuyết: chúng ta phải chịu trách nhiệm làm sáng
tỏ mọi việc.
Lời nói không tạo ra cơm gạo.
--Thành ngữ Trung Quốc
Bạn phải có một ít kinh nghiệm về vấn đề này để thật sự hiểu được điều tôi
muốn nói. Nếu bạn hiểu, có thể bạn sẽ tự nhủ “đúng rồi”. Nếu bạn không
chắc về điều tôi đang nói, tôi khuyên rằng, trong cuộc họp sắp tới của bạn
với bất cứ ai, bạn nên kết thúc cuộc hội thoại với câu hỏi “vậy công việc
tiếp theo là gì?”. Sau đó, hãy để ý xem điều gì xảy ra.
Trách nhiệm
Mặt tối của “văn hóa cộng tác” là sự dị ứng mà chúng nuôi dưỡng để bắt
một ai đó phải chịu trách nhiệm giữ bóng. “Của tôi hay của bạn?” không
phải là từ vựng phổ biến ở nhiều tổ chức như vậy. Có cảm giác rằng hỏi
như vậy là bất lịch sự. “Tất cả chúng ta làm việc này cùng nhau” là một ý
kiến giá trị nhưng hiếm khi thực tế trong thế giới công việc hàng ngày khó
nhận biết này. Rất nhiều cuộc họp kết thúc với một cảm giác mơ hồ giữa
những người tham gia về một cái gì đó cần phải xảy ra và hy vọng việc làm
cho nó xảy ra không phải là trách nhiệm cá nhân của họ.