cuộc sống (không chỉ trong những trường hợp “khẩn cấp” nhất), thì bạn
đang thực hành rèn luyện phong cách quản lý “thắt lưng đen” mà tôi đang
nói tới.
Tôi cố gắng chọn lựa theo trực giác thay vì cố gắng nghĩ xem phương án
lựa chọn này là gì. Tôi cần suy nghĩ trước về mọi điều và nắm bắt kết quả
theo cách đáng tin cậy. Tôi không muốn lãng phí thời gian suy nghĩ những
việc đó quá một lần. Đó là cách sử dụng sự sáng tạo không hiệu quả và là
nguồn gốc của rắc rối và căng thẳng.
Song, bạn không thể suy nghĩ quá vội vàng. Tâm trí của bạn sẽ luôn nghĩ
về những việc chưa được giải quyết. Vẫn có một giới hạn đối với “dữ liệu
thô” chưa được xử lý trước khi nó bùng nổ.
Phần bộ nhớ ngắn hạn của bạn − phần có xu hướng nắm giữ tất cả những
công việc chưa hoàn thành, chưa quyết định và chưa sắp xếp − có chức
năng giống bộ nhớ RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) trong máy vi tính.
Giống như màn hình vi tính, trí nhớ của bạn là một công cụ tập trung,
không phải nơi chứa đồ. Bạn chỉ có thể suy nghĩ hai hoặc ba việc cùng một
lúc. Nhưng những việc chưa được hoàn thành vẫn nằm trong bộ nhớ ngắn
hạn. Và như bộ nhớ RAM, bị giới hạn dung lượng, có quá nhiều “dữ liệu”
bạn có thể chứa trong đó mà vẫn có một phần bộ não hoạt động ở mức độ
cao. Hầu hết bộ nhớ RAM của mọi người chằng chịt các đường phân rãnh.
Họ luôn bị sao nhãng, sự tập trung bị ngắt quãng bởi thần kinh của họ luôn
quá tải.
Ví dụ, vài phút trước, tâm trí của bạn có đang miên man nghĩ tới một lĩnh
vực không liên quan đến việc đang đọc sách không? Và có khả năng là tâm
trí bạn đang quan tâm đến một nút thòng lọng để mở, với những tình huống
chưa hoàn thành, mà bạn đã tham gia vào. Những tình huống đó thoát khỏi
bộ nhớ RAM và gào thét bên trong bạn. Vậy bạn làm gì với tình huống đó?
Bạn nên viết lại và đặt nó vào một “giỏ” đáng tin cậy mà sẽ sớm xem xét