5
CHƯƠNG 57
KINH LẠC LUẬN THIÊN
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Hoàng-ðế hỏi rằng :
--. Lạc-mạch hiện ra 5 sắc khác nhau. Sở dĩ có sự không giống nhau ñó, là vì sao ?
Kỳ-Bá thưa rằng :
--. Kinh có thường sắc, còn lạc thời biến dịch rất thông thường.
--. Thế nào là thường ?
--. Tâm ñỏ, Phế trắng, Can xanh, Tỳ vàng, Thận ñen. ðó là mạch sắc thường của các kinh.
--. Âm-dương của Lạc có ứng với Kinh không ?
--. Sắc của Âm-lạc có ứng với kinh. Sắc của Dương-lạc biến ñổi không thường, theo 4 mùa mà dẫn ñi.
(1)
(1)-. ðây nói về âm-lạc ứng với kinh mạch mà thành 5 sắc ; Dương-lạc theo 4 mùa mà thành 5 sắc. – Âm-lạc tức là Lạc
của 6 âm kinh, ứng với kinh của 5 Tạng, ñều có thường sắc mà không biến ñổi ; Dương-lạc là lạc của 6 Dương kinh, theo với
sắc của 4 mùa ñể biến ñổi… ñó ñều là cái lẽ thường của 4 mùa 5 hành mà ñều là vô bịnh. Nếu ở trong 4 mùa mà lạc của 5
Tạng thấy hiện ra xanh ñen thời là Hàn, vàng ñỏ thời là Nhiệt.
VƯƠNG-TẤN-PHƯƠNG nói : “
Dương là thiên-khí, chủ về bên ngoài ; Âm là ðịa-khí, chủ về bên trong. Sáu Phủ là Dương,
ngoài ứng với khí Tam-dương ; 5 Tạng là Âm, trong hợp 5 Hành của ðất. Vì vậy Dương-lạc theo 4 mùa của Trời, nên sắc biến
ñổi không thường mà bên trong thời thông với 5 Tạng. 5 Tạng trong ứng với 5 Hành, mà ngoài hợp với Tam-dương. ðó là sự
“hổ tương” giao hợp của Tạng-phủ, Âm-dương.
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Hàn nhiều thời “ñọng rít”, ñọng rít thời hiện ra sắc xanh và ñen ; Nhiệt nhiều thời “loãng chảy”. Loãng chảy
thời hiện ra sắc vàng và ñỏ. Nếu 5 sắc cùng hiện ra một lúc, sẽ thành bịnh vừa Hàn vừa Nhiệt.
(*)-. (Án : “ñọng rít” nguyên Hán văn là “ngưng sáp”. Còn “loãng chảy” nguyên Hán-văn là “cháo trạch”. Dịch nghĩa như
vậy, chỉ là “gượng”. Vậy về sau, xin cứ dịch nguyên-âm cho tiện.,.)
-- o0o --