39
(5). Thái-âm Thấp thổ tại toàn, cho nên những vật loại táo ñộc không sinh ra. Thuỷ sợ Thổ chế, nên vị của nó Hàm. Thái-
âm ở dưới thời Thái-dương ở trên, cho nên khí của nó Nhiệt. ðó là bởi Thái-dương tùng cả Bản lẫn Tiêu, vị theo ñịa hoá, mà khí
theo thiên hoá. Nên cái vị sở chủ của nó là Cam và Hàm.
(6). ðây lại nói rõ thêm, cái hoá khí do 5 vị sinh ra, lại nhân “thắng, chế” mà hoà theo. “Hoá thuần…” là nói về Dương khí
theo cái hoá của trung kiến Thấp-thổ. Táo với Thấp cùng hợp, nên sự hoá “thuần, nhất”. Kim theo Thổ hoá, cho nên cái “vị
Hàm kia” phải cố thủ một nơi, không dám tràn lan, chính là sợ sự chế của Thái-âm ñó. “Khí chuyên…” là nói về Quyết-âm theo
cái chủ khí của Thiếu-dương trung kiến….. Cho nên cái vị Tân của nó cùng với các vị Cam, Toan, Khổ, cùng chủ trị. Bởi Tân bị
Hoả chế, nên cũng phải theo Hoả hoá. – Phàm hàn, nhiệt, táo, thấp vv… ñều thuộc về 6 khí tại toàn. Toan, Khổ, Cam, Tân,
Hàm…. Nó là 5 vị của 5 vận. Lấy cái sự “hoá thuần” của Táo với Thấp, thời cái vị Hàm kia ñành phải cố thủ. Vì cái khí của
Tướng hoả chuyên, nên “Tân” cũng ñành phải hoá theo. ðó là vì ðịa khí chế lại, nên vị cũng theo về “khí hoá”.
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Cho nên, muốn dùng “bổ” ở bên dưới, thời phải dùng phép thuận ; muốn dùng “trị” ở trên dưới, thời phải dùng
phép nghịch. Nhân xem hàn, nhiệt, thịnh, suy ở ñâu ñể ñiều hoà. Cho nên nói : “thượng thủ, nội thủ, hạ thủ,
ngoại thủ” ñể cầu nơi hữu quá (có lỗi, tức có bịnh). Lại xét bịnh nhân có thể thắng ñược ñộc thời dùng hậu dược
(vị thuốc khí vị nùng hậu) ; không thắng ñược ñộc thời dùng bạc dược (vị thuốc khí vị ñạm bạc).
(1)
(1). “Trên, dưới” ở ñây là nói về tư thiên và tại toàn. Như Thiếu-dương tại toàn, thời Quyết-âm tư thiên. Nên dùng những
vị Khổ, Toan ñể bổ ; tức là ñể giúp cho cái khí ở trên dưới. như cái khí tư thiên bị “phong dâm sở thắng” thời lấy vị Tân, Lương
ñể bình trị ; bị “nhiệt dâm sở thắng” thời lấy vị Hàm, Hàn ñể bình trị. Như mọi thứ khí tại toàn, mà hàn dâm ở trong, thời ñiều
trị bằng vị Cam, nhiệt. Hoả dâm ở trong, thời ñiều trị bằng vị Hàm, lãnh. ðó tức là ñối với khí dâm thắng, thời lại nên dùng
phép “phản nghịch” ñể ñiều trị. Lại phải xem xét hàn, nhiệt, thịnh, suy ở nơi nào ñể ñiều trị. Như thịnh thời trị mà suy thời bổ,
thời cái khí trên dưới sẽ ñược ñiều hoà. – Cái khí tư thiên tại toàn, thăng, giáng ở trên dưới ; các khí 5 vận ra vào ở trong
ngoài. Phải xem xét nơi nào có bịnh ñể ñiều trị. Nếu bịnh nhân có thể thắng ñược ñộc, thời dùng hậu dược, không thời dùng
bạc dược. ñó là phương pháp liệu trị tuế vận.
TỪ-CHẤN-CÔNG nói : “
Có thể dùng những vị ñại hàn ñể trị chứng Nhiệt-dâm, dùng những vị ñại nhiệt ñể trị chứng Hàn-
dâm…. Như thế tức là ‘thắng ñược ñộc”.
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Nếu bịnh khí tương phản : thời bịnh ở trên trị ở dưới, bịnh ở dưới trị ở trên, bịnh ở trung (giữa) trị ở bên cạnh.
(1)
Trị bịnh Nhiệt bằng vị Hàn : dùng “ôn” cho dẫn hành. Trị Hàn bằng vị Nhiệt : dùng “lương” cho dẫn hành. Trị
ôn bằng vị Thanh, dùng “lãnh” cho dẫn hành. Trị Thanh bằng vị ôn, dùng “nhiệt” cho dẫn hành. Cho nên, hoắc
Tiêu, hoặc Tước, hoặc Thổ, hoặc Hạ, hoặc Bổ, hoặc Tả…. bịnh lâu bịnh mới, cùng một phương pháp.
(2)
(1). “Khí tương phản…” là nói về cái bịnh khí do trên, dưới, trong, ngoài, phát sinh, tương phản nhau. Vậy về phép trị cũng
phải dùng phép tương phản. Như “bịnh ở trên thời trị ở dưới” vì khí nghẽn lên trên nên cần phải giáng xuống ; “bịnh ở dưới mà
trị ở trên” vì khí trệ ở dưới, cân phải cho thăng lên. “Bịnh ở giữa mà trị ở bên cạnh” vì bịnh dù phát sinh ở trong, nhưng kinh
mạch lại dẫn ñi tả hữu, thời hoặc cứu hoặc thích, hoặc uý, hoặc án… ñều phải thi hành ở ngoài cạnh.
(2). Bịnh thuộc nhiệt cần phải ñiều trị bằng hàn dược, nhưng nếu dùng hàn ngay thời tất trái ngược với bịnh, vậy phải
mượn vị ôn ñể cho dẫn ñi trước ñã. Bịnh thuộc hàn cần phải trị liệu bằng nhiệt dược. Nhưng nếu dùng nhiệt ngay thời trái
ngược với bịnh, vậy phải mượn vị “lương” ñể cho dẫn ñi trước ñã. Bịnh thuộc ôn cần phải liệu trị bằng Thanh dược. Nhưng nếu
dùng vị thanh ngay thời tất trái ngược với bịnh, vậy phải mượn vị “lãnh” ñể cho dẫn ñi trước ñã. Bịnh thuộc Thanh cần phải liệu
trị bằng ôn dược. Nhưng nếu dùng ôn ngay thời tất trái ngược với bịnh, vậy phải mượn vị “nhiệt” ñể cho dẫn ñi trước ñã…
không những thế mà thôi ; phàm muốn dùng các phương pháp Tiêu, Thước. Thổ. Hạ. Bổ. Tả vv… ñều phải lượng sự thuận
nghịch ñể thi hành ; chứ không vì bịnh mắc ñã lâu hay mới mắc, mà thay ñổi phương pháp.
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Hoàng-ðế hỏi :
--. Bịnh ở trong mà không THỰC, không KIÊN, không TỤ, không TÁN là vì sao ?
Kỳ-Bá thưa rằng :
--. Không có tích thời cầu ở Tạng ; hư thời BỔ ; dùng thuốc ñể trừ ñi ; dùng ăn ñể giúp theo ; dùng phép tẫm
vào nước ñể lấy hãn… miễn sao trong ngoài ñều hoà, bịnh sẽ ñược hết.
(1)
Hoàng-ðế hỏi :
--. Thuốc có thứ có chất ñộc, có thứ không có chất ñộc. Về việc uống, có quy chế nhất ñịnh không ?
Kỳ-Bá thưa rằng :
--. Bịnh có lâu mới, phương thuốc có lớn nhỏ ; thuốc có chất ñộc hay không có chất ñộc ; về phương pháp
dùng vẫn có qui-chế thường. Vị thuốc có chất ðẠI ðỘC dùng ñể trị bịnh : bịnh mười phần dùng giảm bớt ñược 6