8
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Làm trái khí mùa Xuân, thời Thiếu-Dương không thi triển ñược cái công năng SINH-PHÁT, Can-khí sẽ mất mà
biến bịnh.
Làm trái khí mùa Hạ, thời Thái-Dương không thi triển ñược cái công năng TRƯỞNG DƯỠNG (nuôi lớn) ; Tâm-khí
sẽ bị rỗng không, mà sinh bịnh.
Làm trái khí mùa Thu, thời Thái-Âm không thi triển ñược cái công năng THÂU-LIỄM ;Phế-khí sẽ bị ñầy trướng
mà sinh bịnh.
Làm trái khí mùa ðông, thời Thiếu-Âm không thi triển ñược cái công năng THÂU-TÀNG ;Thận-khí bị chìm lấp mà
sinh bịnh
(1)
.
Nghĩ như, khí Âm Dương của 4 mùa thực là gốc rễ của muôn vật. Vì vậy, bậc Thánh nhân về 2 mùa Xuân Hạ
thời nuôi khí Dương ; về 2 mùa Thu ðông thời nuôi khí Âm ; tức là bồi dưỡng từ nơi gốc rễ
(2)
. Cho nên mới có thể
cùng với muôn vật cùng chìm nổi trong vòng Sinh-trưởng
(3)
. Nếu làm trái mất ngay từ nơi gốc rễ thời không sao
toàn ñược
(4)
. Cho nên nói rằng : “ 2 khí Âm Dương ở trong 4 mùa nó là trước sau của muôn vật, là gốc của sự
sống chết. Trái nó thời tai hại sẽ sinh ra, thuận nó thời tật bịnh không mắc phải. Chỉ có bậc Thánh nhân là hay
thuận theo ñược lẽ ñó, còn kẻ ngu thì rất dễ sao lãng.
Thuận theo lẽ Âm Dương thời sống, trái thời chết ; theo thời trị, trái thời loạn
(5)
.
Vì thế cho nên Thánh nhân không trị khi ñã mắc bịnh, mà trị từ lúc chưa mắc bịnh ; không trị khi ñã loạn mà trị
từ lúc chưa loạn. Nếu bịnh ñã mắc mới uống thuốc, loạn ñã thành mới sửa trị, khác chi lúc khát nước mới ñào
giếng, sắp ñánh nhau mới ñúc ñồ binh khí, chẳng muộn lắm ru?
(6)
….
_____________________________________________________________________________________________-
(1)_ ðoạn này nói 2 khí Âm Dương tùy thời thay ñổi ; nếu làm ngược nó, thời Tạng-Phủ sở chủ về từng mùa tự nó cũng bị
bịnh, chứ không ñợi thiếu sự giúp ích của Tạng nọ khiến Tạng kia cũng bị bịnh nữa. Thiếu Dương (ðỞM) chủ về cái khí sinh
tươi của mùa Xuân ; nếu làm trái khí mùa Xuân, thời khí của Thiếu Dương không bốc lên sẽ khiến Can bị uất mà sinh bịnh. _
Thái Dương (TIỂU TRƯỜNG) chủ về cái khí Trưởng-dưỡng của mùa Hạ. Nếu Thái Dương không trưởng dưỡng, thời Tâm-khí sẽ
bị thiếu sút mà sinh bịnh. _ Thái-Âm chủ về cái khí THÂU-LIỄM của mùa Thu. Nếu Thái âm không thâu liễm, thời Phế diệp (lá
phổi) sẽ sưng lên mà sinh bịnh. _ Thiếu-Âm chủ về cái khí bế tàng của mùa ðông. Nếu Thiếu-Âm không bế tàng thời Thận-khí
sẽ hư mà sinh bịnh.
Án : Thiếu-Dương ðỞM kinh : ðởm là Giáp-Mộc, CAN là Ất-Mộc ; nên Can với ðởm cùng làm biểu lý. – Thủ Thái-Dương TIỂU
TRƯỜNG kinh : Tiểu-Trường là Bính-Hỏa, Tâm là ðinh-Hỏa, nên Tâm với Tiểu-Trường là biểu lý. – Trên ñây nói ðởm không
sinh phát mà Can mắc bịnh .v.v…. là do chỗ cùng làm biểu lý ñó.
(2)_ Cái khí Âm Dương ở 4 mùa “SINH-TRƯỞNG-THÂU-TÀNG” hóa nuôi muôn vật ; cho nên làm gốc rễ cho muôn vật. Về 2 mùa
Xuân-Hạ : Dương thịnh ở bên ngoài mà hư ở bên trong ; về 2 mùa Thu-ðông : Âm thịnh ở bên ngoài mà hư ở bên trong.
Cho nên Thánh-nhân nuôi khí Dương về 2 mùa Xuân-Hạ, mà nuôi khí Âm về Thu-ðông. Tức là bồi dưỡng từ nơi gốc rễ vậy.
_ Hoặc có người hỏi : tiết trên nói : “
2 mùa Thu-ðông, khí Âm chủ về việc Thâu –tàng” ñây lại nói “ khí Âm thịnh ở bên
ngoài…” vậy Âm Dương lại có 2 “lẽ” chăng ?. _
Xin ñáp :
“ Trời thuộc Dương, ðất thuộc Âm, trời bọc ngoài ñất, ñất lọt trong
trời. Hai khí Âm Dương ñều tự ñất phát ra, rồi lại thâu tàng vào trong ñất ; thời gọi là “ Âm ở trong Âm”, khi thoát ra khỏi
mặt ñất thời gọi là “Dương ở trong Âm”. Vậy trên kia nói : “Âm chủ về thâu tàng” tức là thâu tàng cái Dương ñã thoát ra
vậy.
(3)_ Muôn vật có cái gốc ấy mới có thể sinh trưởng. Thánh nhân biết bồi dưỡng cái gốc ấy, nên mới có thể cùng muôn vật chìm
nổi trong vòng sinh trưởng.
Lại án : tiết trên nói : “
Thiếu-Dương, Thái-Dương……”
thời ñủ biết Dương khí ở trong con người cùng hòa hợp với Dương khí
của trời ñất ; nên chi Thánh nhân ở hai mùa ấy mới bồi dưỡng Dương khí. Tiết trên nói :
“ Thiếu-Âm, Thái-Âm……”
thời ñủ
biết Âm-khí ở trong con người cùng hòa hợp với Âm-khí của Trời ñất, nên chi Thánh nhân ở 2 mùa ấy mới thâu tàng Âm-khí
; chính là ñiều dưỡng ngay từ nơi gốc rễ.
(4)_ Tỷ như
“ trái với khí mùa Xuân….. trái với khí mùa Hạ….”
(5)_ “THUẬN” là nói về lẽ Âm dương cùng hợp. Ngũ hành cùng sinh như ðông phương Can-Mộc sinh Nam-phương Tâm-Hỏa, rồi
Hỏa sinh TỲ-Thổ, Thổ sinh Phế-kim, Kim sinh Thận-thủy, Thủy sinh Can-Mộc …..
(6)_ KIM-QUỸ-NGỌC-HÀM nói :
“ bậc Thượng-công (thầy thuốc giỏi) chữa bịnh từ lúc chưa mắc bịnh là thế nào ?
Thầy (TRỌNG CẢNH tự xưng) ñáp : - tỉ như thấy CAN mắc bịnh, biết là Can sẽ phạm ñến TỲ (Can Mộc khắc Tỳ Thổ) nên bổ
ngay Tỳ khiến cho Tỳ ñủ năng lực kháng cự lại sự khắc của CAN, do ñó Can-khí bắt buộc phải theo lẽ chính mà truyền sang
TÂM (Can-mộc sinh Tâm-hỏa). ðó là xoay nghịch làm cho thuận, ñổi loạn làm cho trị vậy.
Nếu ñợi ñến lúc khí của 5 Tạng ñã loạn, bịnh của 5 Tạng ñã thành, bấy giờ mới theo ñể ñiều trị, thời kịp sao ñược nữa
?....
ÁN : Thiên này nói về lấy cái khí Âm dương trong 4 mùa của Trời ñất ñể nuôi cái khí Âm dương ở trong 5 Tạng của con người,
lại ñem 5 Tạng lại ứng với 5 Hành. Nghị luận rất thấu triệt.
-- o0o --