Ngô Thì Nhậm lại nhận phần trách nhiêm:
Tôi hứa sẽ bẩm biện rõ ràng. Khi cầm binh ra trận, phải lượng sức
mình trước thế giặc, đó là thượng sách. Nay ta rút quân chẳng qua là cho
giặc nghỉ nhờ một đêm, rạng mai đuổi đi cũng chẳng có gì quan trọng.
Cả triều đình nhất trí thực hiện kế hoạch rút quân.
Phan Văn Lân không bằng lòng, nhưng đại đa số đã quyết khó bề
cưỡng lại, bần thần bước theo dòng suy nghĩ: Nước không lớn mà chảy vận
cũng vỡ bờ, quân đâu cần phải đông, hễ quyết tâm vẫn thắng giặc. Đó là
yếu lược của Tây Sơn từ trước đến nay và đã lập nhiều chiến công vang
dội. Bây giờ ta là tướng soái, thấy giặc không đánh thì có ra gì? Chờ màn
đêm buông xuống, Phan quyết định họp quân, lặng lẽ kéo đi chạm trán với
giặc một trận cho biết. Đến bờ nam sông Nguyệt Đức, nghe quân Thanh ở
bên kia bờ bắc, Phan nổi nóng đốc quân liều lạnh lội qua sông. Đoạn đầu
vừa leo lên bờ bắc đã bị quân Thanh phát hiện, ập đến vây kín trong ngoài,
đánh không thoát được, Phan hoảng sợ lệnh cho đoạn sau thối lui, kéo quân
về chịu tội với chỉ huy của mình.
Ngô Sở cả kinh, thống nhất từ trên xuống dưới giấu chuyện ấy, cho
người đi cấp báo, gọi quân các trấn Kinh Bắc hội đến Sơn Nam, bàn kế
hoạch đồng loạt lui binh vào Tam Hiệp. Đến nơi, Ngô Văn Sở cử đô đốc
Tuyết phi ngựa vào Phú Xuân bẩm báo Bắc Bình vương cho rõ ngọn ngành
tình hình quân Thanh xâm lược. Còn lại bàn nhau lập kế hoạch cố thủ: thủy
quân đóng ở hải phận Biện Sơn, bộ binh chia nhau trấn giữ vùng núi Tam
Hiệp. Hai mặt, thủy- bộ liên kết nhau chặt chẽ, ngăn hẳn miền Bắc với
miền Nam, việc các trấn Đàng Ngoài không hề thấu đến xứ Thanh- Nghệ.
*
Quân Thanh tràn qua biên giới, vây kín từ tây bắc đến đông nam,
ngắm hướng Thăng Long đồng loạt đốc tiến, gặp lực cản không đáng kể có