đang vui say bên tửu sắc, thì Nghị cho người ra mời vua chẳng có việc gì
quan trọng thì về dinh nghỉ. Những lúcnhư thế, Chiêu Thống vô cùng lo
lắng về triều thương nghị với quần thần, truy tìm trong thiên hạ có món
ngon vật lạ hay gái đẹp dâng lên ngài tổng đốc, hoặc Phó tướng hưởng thụ
để được quan tâm. Nhưng lòng tham của giặc thì biết bao nhiêu cho vừa?
Đã đến lúc không thể phục dịch nổi, thì phó mặc cho chúng tha hồ vơ
vét khủng bố nhân dân. Nhiều nơi, cả làng phải bồng bế quang khiêng dắt
díu nhau đi lánh nạn, mà vua cũng chẳng quan tâm, chỉ lo tuyển binh luyện
tập chờ cơ hội. Và để thõa mãn tư thù trước mắt, Chiêu Thống nghe ngóng
khắp nơi, hễ gia đình nào theo Tây Sơn, thì bắt bớ giam cầm tra trấn cho
đến chết mới thôi, bất luận già trẻ gái trai hay hoàng thân quốc thích cũng
chẳng nhơn tay tảo trừ.
Có thể nói, Chiêu Thống đã cấu kết với giặc ngoại xâm, xem sinh linh
giống nòi Hồng Lạc như cỏ rác. Ấy thế mà, một số dân sĩ Bắc hà vẫn ôm
khối cô trung luận rằng: “Trung quân là trung với nhà Lê, chứ không phải
trung với Chiêu Thống”. Cho nên khi nghe Chỉnh bị hại thì họ rủ nhau trốn
sạch, bỏ mặc nhà vua dầu dãi phong trần đây đó. Nay Chiêu Thống về
nước, thì họ lại lục đục kéo về kinh thành, bái yết nhà vua. Chưa đầy hai
tháng, Chiêu Thống đã thâu dụng hai vạn quân. Sợ thời cơ thay đổi, quần
thần của Chiêu Thống yêu cầu ngài tổng đốc ra quân cho họ lập công đầu.
Tổng Nghị đang mê say hưởng thụ, nuối tiếc một mùa xuân không thể
về nước đoàn tụ với gia đình, tìm cách hưởng thụ tại An Nam cho trọn vẹn,
chứ quyết không động binh, hách dịch nói: “Năm gần hết, đi đâu mà vội?
Giặc còn gầy dung túng ít lâu nữa, nuôi cho béo, rồi đem ra thịt mới
ngon!”.
***
Trở lại Phú Xuân, Bình vương tiếp tục cho tu sửa kinh thành, điều
chỉnh văn quan võ tướng thành những vệ tinh gắn bó quanh mình. Chẳng