những chăm lo việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, mà còn ra lệnh trong
hàng võ tướng tuyển binh luyện tập chuyên cần. Thời gian còn lại, Vương
thường đến công đường bộ Hình trao đổi tâm tình cùng Phan Duy Ích. Phan
là một trong những nho sĩ Bắc hà có kiến thức danhvọng cao, biết quí trọng
tiết giá của mình, thì trong thời kỳ phân tranh đất nước tư tưởng trung quân
không phò hai chúa chưa dễ đã xóa nhòa trong tâm tưởng. Khi tiếp chiếu
cầu hiền của Bình vương, Phan cũng hội đến sân rồng nhưng rụt rè chưa
chịu ghi danh. Sau khi trao đổi tâm tình cùng Ngô Thì Nhậm một người
hơn cả bạn đồng lưu là anh vợ, Phan mới nhất trí ghi danh. Cử chỉ ấy khiến
cho Nguyễn Huệ cảm kích, muốn được tham khảo ý kiến của Phan nên đã
đem theo bên mình. Vào Phú Xuân, Phan vẫn giữ chức Tả thị lang bộ Hình
ở tại công đương bộ Hình. Cùng với tư duy, bước chân Nguyễn Huệ đã đến
nơi, thấy Phan sầu sầu nét mặt như đang hoài vọng về phương trời xa xưa
ư? Vương phá vỡ tình huống ấy ngay, vui vẻ kêu lên:
-Nào, xin mời nhân sĩ Bắc hà, ta cùng uống gió, hóp nguyệt cho tiêu
sầu đi chứ!
Phan giật thột nghĩ: Vương cũng am tường cái thú tiêu dao mơ mộng
thiên nhiên của kẻ sĩ, hay cá tính vốn cũng thường tếu một cách tế nhị ấy?
Phan lựa lời:
-Hôm nay, công đường rỗi việc, chứ đâu phải lúc nào cũng ngẩn ngơ
mơ mộng xa rời thực tế!
Cùng với lời xã giao, họ đã mời nhau đồng bàn, Huệ luận lại bằng một
câu khẳng định:
-Nghề nào nghiệp nấy cần chi phải khiêm tốn. Thực ra bản Vương rất
mơ có được cái thú tiêu khiển ấy để cho tâm hồn bớt chai sạn như sắt thép
đang ấp yêu, nhưng nào có dễ! Còn Tả thị làng đã có sẵn trong người lẽ nào
không phát huy?