sĩ lại chao đảo khôn lường, cộng với nhiều biến động khác dần đưa đất
nước suy thoái, khó tránh khỏi nạn ngoại xâm đe dọa?
Vương chỉ đặt một câu hỏi lửng lơ làm cho Phan phải suy gẫm giây
lát, rồi vẫn phải nói thật với lòng mình:
-Dễ hiểu thôi! Nếu là dân đen, ai trị vì thiên hạ, họ vẫn là họ. Còn
những bậc hiền triết không thể đứng ngoài càn khôn, thì khi một vương
triều đổ xuống tránh sao khỏi những mất mát về quyền lợi mà vô tư, thưa
Chúa công?
Trong từng lời nói có ẩn chứa điệu buồn hoài cổ của một nho sĩ được
vua Lê tin dùng. Còn bây giờ thì sao mà kém vui? Nguyễn Huệ lựa lời trấn
an:
-Nghĩa là sự đời dời đổi làm cho tâm hồn của thi nhân trở nên thất
thường ư? Đừng như thế! Phải xác định ngay từ đầu, nếu cuộc dời đổi đó
không ảnh hưởng đến tính mạng của mình, và nếu xét thấy không thể
chống lại thì hội nhập vào vận hội mới, tất sẽ có được một niềm vui san sẻ.
Phan tinh nhạy nhận ra trong từng lời nói rất thâm thúy, mà cởi mở
chứ chẳng mấy khắc khe. Không để Vương đặt dấu hỏi về mình, Phan cho
biết điều hiển nhiên của thời cuộc:
-Buổi giao thời không bao giờ người sáng lập đem lại cơm gạo áo tiền
ngay cho thiên hạ. Ngược lại, họ phải đóng góp của tiền công sức nhiều
hơn trước để xây dựng cái mới, thì tất phải khổ hơn nhiều. Vậy nên cái mới
chỉ là niềm hy vọng chứ chưa cụ thể, thì phần được chỉ nhỏ nhoi, còn sự
mất mát quá lớn lao, tránh sao khỏi nỗi buồn vu vơ.
Nguyễn Huệ cười vui vẻ, luận rõ ý mình:
-Ấy chẳng phải là Tả thị lang đã bộc bạch nỗi niềm thầm kín của mình
ư? Còn bản vương thì khác, mỗi lần chiến thắng giặc Xiêm-la, hay diệt