Thoáng gợi nhớ qua nhiều lời kể thuở thiếu thời, Vươngcũng là một
tài tử đam mê nghệ thuật tuồng thì khâu ứng xử đâu phải là hạng vừa, Phan
cảm thấy mình khiêm tốn chưa biết trả lời sao, thì Nguyễn Huệ chuyển
tiếp:
-Nói chuyện với bản Vương hẳn là lạc điều, còn đối với nhân sĩ Phú
Xuân thì sao, quan bộ Hình đã đồng điệu với họ rồi chứ?
-Có! Đã tiêu dao thi phú cùng với Trung thư Trần Văn Quý một buổi
chiều trên bến sông rồi ạ!- Phan đáp.
Nghe thú tiêu dao quá tình tứ, Nguyễn Huệ hỏi tới:
-Vậy hả? Quan bộ Hình thử gẫm xem nho sĩ Phú Xuân có gì giống và
khác với nho sĩ Bắc hà?
Phan chậm rãi, nghiềm nghiệm trong tư duy rồi đáp:
-Giống nhau đều là kẻ sĩ, ai cũng biết! Còn sự khác biệt mắt thường
đâu dễ thấy, nhưng tinh ý để hiểu thì sẽ cảm nhận được. Bởi văn sĩ Phú
Xuân đã từng kề vai sát cánh với Vương thượng đi chinh chiến đó đây, nên
tỏ rõ khí khái bộc trực có gì nói nấy, không khó đo lường. Còn nho sĩ Bắc
hà phải đối đầu với sự tương tranh giữa hai nhà vua, chúa đã lâu mà trở nên
tinh tế thâm thúy, giữ mình là chính.
Mắt Nguyễn Huệ sáng long lanh, ví như đã phần nào hiểu sự khôn
ngoan của Duy Ích và Thì Nhậm. Hai danh sĩ ấy đã từng lánh đục tìm
trong, không muốn lao vào cuộc đời dâu bể thăng trầm của sự tương tranh
giữa hai nhà vua, chúa ở Thăng Long, thì hiện tại Phan chẳng thể không dè
dặt. Vương muốn xóa nhòa khoảng cách ấy, gần xa gợi chuyện:
-Dẫu biết thiên hạ xưa nay không thuộc quyền sở hữu của họ nào,
nhưng cứ mỗi lần mệnh trời dời đổi, thì trong mỗi tâm hồn của các bậc kỳ