-Dưới triều vua Lê chúa Trịnh, Tả thị lang đã từng là sứ thần đi giao
hảo nhiều, bản Vương muốn biết tầm quan trọng của công tác ấy?
Đúng với món nghề của mình, Phan luận giải rõ ràng:
-Ngoại giao và quân sự ư? Trong thời chiến, hai mặt trận ấy đều gian
khổ át liệt, sinh tử giống nhau. Nếu mặt trận quân sự đánh mạnh, thì ngoại
giao mới dễ bề ưu sách, buộc đối phương phải thông hiếu và ký thuận.
Ngược lại trên chiến trường bị lủng đoạn, thì đừng hòng cứu vãn được gì ở
mặt trận ngoại giao. Nếu không tùy thời ứng xử, tất phải bay đầu.
Vương gật đầu chuyển tiếp:
-Ấy là thời chiến, còn lúc bình trị thì sao?
Vương đặt câu hỏi về phép đối nhân xử thế ư? Phan liên hệ thực tiễn,
nhìn Vương đáp mạnh:
-Đã là bậc đại hiền, khi cần phải hoán chuyển hóa tâm hồn thì có khó
khăn chi?
-Tư duy và thực tiễn hẳn còn khác xa, nếu không tự rèn luyện mình…-
Vội nói, giọng của Nguyễn Huệ tắt dần chỉ còn trong tư duy: mong rằng
thời gian bên nhau nhân sĩ Bắc hà sẽ lấp dần khoảng trống ấy ở trong ta.
Dù Vương chưa nói rõ, Phan vẫn hiểu ý, mà không dám tự phụ. Để
tâm tư mình cuốn theo tầm nhìn của một người vươn lên bằng sự trải
nghiệm với đời, thì mấy quyển sách nằm lòng ở trong ta có là bao mà
không khiêm tốn học hỏi lại qua.
Càng nghi, họ càng cảm thấy cần có nhau trong đời, vui vẻ nói khỏa
lấp, cởi mở tâm tình hết chuyện này đến chuyện khác, không biết chán.
*