trong công việc. Và được Ngô thị lang nhiệt tình cộng tác, trong vòng vài
tháng chuyện văn võ ở Bắc hà đã được sắp xếp đâu vào đấy! Đó là cơ sở để
khẳng định niềm tin ở trong lòng mọi người về nhà Tây Sơn, cho nên thế
giặc mạnh như nước lũ lan tràn vào cõi Bắc, mà tướng sĩ không ai tùy thời
hay lẩn trốn, răm rắp tuân lệnh chỉ huy rút quân vào cố thủ từ Tam Hiệp…
Không chờ Đô đốc dứt lời, Bình vương gật mạnh mái đầu, đôi chân
trở nên thoăn thoắt, điều động cuộc họp khẩn trong hàng ngũ tướng soái,
bàn kế hoạch đánh Thanh. Mỗi lần ngồi vào cuộc họp bàn kế hoạch xuất
chinh, các tướng soái tranh luận rất sôi nổi để tìm ra phương lược tác chiến
tốt nhất. Nhưng lần này, hầu hết đều ngơ ngác nhìn nhau, Vương tự vấn: sợ
giặc Thanh ư? Đó là một lẽ! Còn vấn đề chính thì chưa hẳn. Bởi lẽ từ trước
đến giờ, ta xuất quân đều lấy tinh thần nghĩa khí làm trọng, chứ có tương
quan lực lượng với địch bao giờ? Một câu hỏi đặc ra, lời yêu cầu phải tùy
cơ ứng biến cuả La Sơn Phu Tử lại tái hiện trong trí nhớ, Nguyễn Huệ đảo
mắt nhìn khắp cuộc họp và đã dừng nơi văn thần Phan Duy Ích. Vương
muốn hiểu ý kiến cuả mình ư? Duy Ích thành tâm dẫn giải rõ ràng:
-Vừa rồi, Chúa công với chúa Tây Sơn xích mích với nhau, chẳng phải
là đã hiềm khích bởi ngôi chí tôn ư? Lòng người nghĩ thế và đang có sự
hoài nghi không biết phò ai cho bền vững, Vì vậy trước lúc xuất chinh,
Chúa công phải lên ngôi có chính vị hiệu để ràng buộc lòng ngươi Nam-
Bắc. Rồi thân chinh cầm quân đi dẹp giặc ngoại bang đang lan tràn vào cõi
Bắc, cộng với tài kinh bang tê thế của Chúa công, ắt sẽ thuyết phục lòng
người.
Đúng ý, nhưng Vương vẫn từ tốn giải bày tâm sự:
-Hoàng huynh của ta cậy quyền làm lớn, mà chẳng tâm lý tí nào! Khi
đã thụ phong Bắc Bình vương thống lĩnh một phương, mà làm bất cứ việc
gì cũng phải tấu trình bẩm biện nhưng chưa chắc đã chuẩn y, mất tư do quá
đáng ta làm sao chịu nổi? Nhất thời tuy có phản ứng, nhưng tư tưởng chính
thống của một trung quân vẫn là phò vua giúp đời không hề sai lệch ở trong