Bản quan đã đọc thư của thầy báo về tình hình Khắc Tuyên, con của ta
quá ngông cuồng dại dột, Không chịu khép mình vào khuôn khổ tổ chức
của trường, lập băng nhóm gây sự đánh nhau để lại thương tích cho đồng
môn trầm trọng, phá vỡ kỷ cương nề nếp học đường…
Ngược lại, lời phàn nàn của Khắc Tuyên cũng không thể gọi là vô
nghĩa: Dẫu gì cũng là con quan, bao công sức của cha đóng góp cho triều
nhà Nguyễn, chả lẽ con không có chút ưu tiên nào sao? Chưa kể khả năng
làm lớp trưởng của Tuyên có thừa, tuổi đời cũng bậc đàn anh đã kinh qua
trường lớp Sơ đẳng rồi. Thế mà, thầy lại tôn Hồ Thơm mới mười hai tuổi
lên làm lớp trưởng. Nó chỉ thấy bốc, chứ đã biết thế nào là lễ độ, ngông
ngang sai bảo con quan mà chịu được à? Chẳng biết thầy đã có suy nghĩ về
vấn đề giáo dục như thế nào, chứ quí tử ta đã có trình độ hiểu biết nói nghe
hay lắm!
Người thầy là mẫu mực của sự công bằng, quan tâm bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước, đồng thời cũng phải nể mặt bản quan thân chinh đưa con
đến ký gửi. Nghĩa là đã có ý thân giao, muốn được thầy chiếu cố, đào tạo
quí tử ta trở thành một vị quan kiệt xuất trong tương lai. Vậy mà, thầy
không dành cho nó chút uy tín nào để phấn đấu vươn lên, thì ta lấy đâu ra
niềm hãnh diện? Thực tế nếu chẳng đổi thay, Khắc Tuyên vẫn không tròn
mộng ước, thì sĩ diện này đâu phải là nhỏ!
Thân ái, chào Cao Hiến! Bản quan kí tên”.
Rời khỏi phong thư, Cao Hiến khẳng định bằng câu hỏi:
- Quan tổng Trấn nói đúng và thầy cũng làm đúng vai trò trách nhiệm
của mình phải không các con?
Cả lớp đồng thanh đáp “dạ” trừ Khắc Tuyên và Tiến, thầy phấn khởi
thuyết luôn một mạch: