-Mong rằng các con cũng phải hiểu người thầy là khuôn mẫu của sự
công bằng, đào tạo ra những vị quan trong tươnglai là phải anh minh, công
bình, chính trực và sẽ làm điều ích nước lợi dân. Vì vậy, lương tâm không
cho phép thầy có cái nhìn thiển cận mà phải tìm tòi, phân loại và tạo điều
kiện cho các con phát huy tài năng thực sự chứ không thiên vị. Thế nhưng
diễn biến cuộc đời có khác, buộc ta phải phá luật giáo dục đương thời,
không phải thầy đặt đâu trò ngồi đấy nữa, mà linh động lấy biểu quyết bình
chọn: Trò nào đồng ý Khắc Tuyên làm lớp trưởng thì giơ tay lên!
Dứt lời, thầy đảo mắt nhìn quanh, thấy cả lớp im phăng phắc, chỉ mỗi
cánh tay ngồi bên cạnh Tuyên nhú lên. Không ngờ, uy tín của Thơm lại cao
đến thế! Hơi lúng túng đôi chút, thầy cất tiếng than:
-Như vậy là ta đã phạm tội khi quan phạm thượng rồi các con ạ! Mặc
dù Bộ Luật Hồng Đức không cho phép người thầy làm điều trái với lương
tâm, nhưng thời buổi này đã đánh mất đi điều công minh của đại đồng và
sự mẫu mực trong nhà trường, thay vào đó quyền lực là tất cả. Thầy trò
trường Cao Sơn chỉ là một nhóm người tiến bộ thì tiểu số phải phục tùng
đa, ta quyết định trở lại: Khắc Tuyên làm Lớp trưởng, Hồ Thơm làm Lớp
phó. Các con phải đồng tình ủng hộ bạn, thi đua rèn đức luyện tài, chuẩn bị
cho mình vốn hiểu biết cần thiết làm nền tảng cho mai sau.
Cả lớp không dám cãi lời thầy và cũng càng không thể làm trái với
lương tâm lặng im một lúc, rồi nhỏ to bàn tán. Duy chỉ Tuyên với Tiến thì
cơn cơn cái mặt. Thầy vừa dứt lời, tân lớp trưởng nhảy ra ngoài thúc một
hồi trống tan trường vang động. Thả cái dùi cui, thấy tiểu đồng từ xa đi tới,
thì Tuyên phang cái cặp đến. Phục Tín bất ngờ, sợ trúng mặt né qua một
bên, cái cặp rơi xuống đất, hoảng hồn nhặt lên phủi lia lịa mà vẫn không
chạy được tội. Cậu chủ nhảy xồ tới, sân sỉ cho một đạp theo câu hỏi:
-Sao mày không chộp hả?
-Dạ, bất ngờ…con không kịp ạ!