Lời đồng thanh hưởng ứng: “Ta nhất định thắng!” loan truyền khắp
vùng rừng núi Tam Hiệp, đến hải phận Biện Sơn đều rùng mình chuyển
động theo khí thế ra quân như dời non chuyển núi. Đạo quân tiên phong đi
đến đâu cũng được ví như đoàn hiệp sĩ cứu khốn phò nguy cho đất nước,
nhân dân toàn cõi Bắc hà reo mừng tiếp đón, chỉ điểm dẫn đường cho binh
sĩ truy lùng quân giặc. Một ngày chưa tàn, quân Tây Sơn đã qua hết bên kia
sông Giảng Thủy.
Hoàng Phùng Nghĩa- một cựu thần nhà Lê- do Tôn Sĩ Nghị sai đóng
quân thủ giữ Sơn Nam, nghe đại quân Phú Xuân kéo tới, chưa giáp trận đã
bỏ chạy sang Hà Nam. Ở đó có đồn Xích Hậu quân Thanh đang chiếm
đóng, vua Quang Trung phất cờ lệnh cho kỵ binh thần tốc đuổi theo, bao
vây bắt gọn quân giặc ở hai đồn -Tiền Tiêu và Xích Hậu- không để thoát
một móng. Cắt đứt đường dây liên lạc với các đồn ở phía ngoài không hề
hay biết, Tây Sơn lặng lẽ kéo ra, rải quân cẩn mật quần bám đợi lệnh.
Giữa đêm mùng ba xuân Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn bao vây đồn
“Hà Hồi”, một căn cứ quân sự của giặc Thanh tương đối quy mô quân đông
hàng vạn, phòng thủ kiên cố, vua Quang Trung truyền lệnh chỉ huy sách
lược đánh tâm lý, buộc chúng phải quy hàng đỡ tiêu hao binh lực. Đang
đêm êm đềm lặng lẽ, một tiếng đại bác nổ thất kinh, quân giặc tỉnh ngủ bật
dậy nhâng nháo chạy khắp đồn, chạy đến đâu cũng nghechung quanh ngoài
chiến lũy: đại bác nổ vang rền, trống thúc giục giã, tiếng hò reo hô xung
phong bắt giết vang trời dậy đất. Không tìm ra phương tẩu thoát và cũng
chẳng còn nhuệ khí để chiến đấu, tướng chỉ huy thủ giữ đồn truyền phát
pháo lệnh cho binh sĩ kéo cờ trắng quy hàng. Quân Tây Sơn phá cửa đồn ào
ạc xông vào, bắt gọn thu dọn chiến trường. Rồi lệnh cho nhân dân đâu ở
yên đó, không được đi lại.
*
Rạng ngày, các bô lão bày bàn hương án dọc theo hai bên lề đường
cúng tế trời đất, tiếp bánh nước cho binh sĩ đi đến đâu cũng được giải khát.