nước.
***
Bộ binh tiếp quản Thăng Long đi trước. Chiều mùng năm- tháng
giêng- năm Kỷ Dậu (1789) trên bành voi dẫn đầu, chiếc áo bào khoát trên
mình vua Quang Trung không còn tươi thắm nữa, mà nhuốm màu thuốc
súng và khói lửa từ trong trận tuyến bước ra, đi kèm bên lá cờ đại màu đỏ
thắm làm nền cho mặt trời vàng tỏa hào quang rực rỡ đang tung bay phất
phới giữa lưng trời. Nhà vua đi đến đâu cũng được nhân dân ba mươi sáu
phố phường đổ ra hai bên vệ đường vẫy cờ hoa hân hoan chào đón, tung
hô: Vua Quang Trung vạn tuế! Vạn vạn tuế!”…
Theo sau nhà vua là đoàn kỵ mã rập rình oai nghiêm hùng tráng, cùng
tiến bước giữa hội ngày xuân tưng bừng huyên náo. Trong mỗi tướng sĩ tự
trào lên thành điệp khúcquân hành, cứ ngân vang mãi suốt mấy dặm đường:
“Đêm tối đen âm thầm, mặc quân nhà Thanh ăn tết, quân Nam tiến quên
mình trào lên. Trên bành voi chỉ huy, vua Quang Trung phất kỳ, đốc chiến!
Quyết đập tan giống sài lang, khoát ánh hào quang cho nước non nhà!”…
Vào Thăng Long, nhà vua truyền binh sĩ nghỉ tại chỗ, lệnh cho các
tướng soái phân công chuẩn bị khai hạ khao quân đúng hẹn và không quên
sai hai phi kỵ tranh phong bẻ cành đào Thăng Long, phi nhanh đi báo tin
mừng mùa một xuân Đại thắng quân Thanh xâm lược đến Phú Xuân, tặng
nàng công chúa Ngọc Hân.
Khẩn trương trong chốc lát đã hội đủ các văn thần, bàn công tác ngoại
giao giữ vững bờ cõi, nhà vua truyền mở cái tráp của Sĩ Nghị đánh rơi trên
đường bôn tẩu. Trong đó, có những sắc thư ấn tín mang niên hiệu Càn
Long, Ngô Thì Nhậm đọc to tờ mật vụ vua Càn Long viết cho tổng đốc
Lưỡng Quảng cứ y lệnh mà làm: