HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG - Trang 503

Nhà vua gật đầu đóng ấn, xuống chiếu ban truyền khắp nơi trong thiện

hạ đều biết và cùng thực hiện cải cách giáo dục ngay vào năm thứ hai niên
hiệu vua Quang Trung.

Chẳng bao lâu, phong trào dạy và học nổi lên rầm rộ từ kinh thành,

đến từng gia đình làng xã ở tận vùng quê xa xôi hẻo lánh. Nhiều áng thơ
văn bất hủ viết bằng chữ Nôm cũng liên tục gửi về “Sùng chánh viện” và
được tiến cử bổ sung những tác giả có tên tuổi vào viện Hàn lâm, góp phần
khẳng định tính độc lập của dân tộc mở đầu từ chữ viết của dân tộc mình.

Chế độ thi cử giống như thời Lê, ba năm nhà vua mới mở một khoa:

thi Hương, thi Hội và thi Đình. Khoa thi đầu tiên, niên hiệu vua Quang
Trung năm thứ hai mở ra tại kinh đô Phú Xuân, chiêu sinh rộng rãi trên
khắp mọi miền của đất nước không phân biệt người Nam hay người Bắc,
không phân biệt đẳng cấp trong xã hội, hễ ai thi đỗ thì bổ nhiệm làm quan.

Để tuyển chọn nhân tài góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, không

chỉ có văn chương, mà tỉ thí võ thuật cũng thu hút nhiều thí sinh trên cả
nước tham gia.

***

Vua Quang Trung đang hệ thống tổ chức trước bao công việc của một

vương triều vừa hình thành, đã nhanh chóng đi vào hoạt động có nền nếp.
Bỗng nhiên, sứ giả Trung Hoa mang thư đến, nhà vua tiếp nhận mở ra xem:

“Kính gửi: An Nam Quốc vương, Nguyễn Huệ!

Xuân Kỷ Dậu năm rồi (1789) sứ bộ Trung Hoa đi làm công tác ngoại

giao sang nước Nam, trở về bẩm báo là phải theo chân người đưa đường
đến tận Phú Xuân, xin vào triều kiến. Sứ giả đọc xong chiếu Hoàng đế
Thiên triều phong vua Quang Trung làm An Nam Quốc vương và tặng
Quốc vương chuỗi trân châu làm kỷ niệm. Vua Quang Trung cảm động,
trân trọng xuống bệ, thực hiện đúng nghi lễ nhận chiếu, tạ ơn Hoàng đế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.