Thiên triều; rồi truyền tiếp đãi sứ thần trọng hậu và khi tiễn đưa cũng rất ân
cần chu đáo.
Trở về nước, sứ bộ dâng cống phẩm lên Hoàng đế Thanh triều, trong
đó có biểu tạ ơn của vua nước nhỏ đối với vua nước lớn như sau: “Thần
hữu mẫu, hữu thân báo đáp lưỡng bằng u đại đạo. Quân vi sư, vi phụ sinh
thành thượng ký ư long an”. Nghĩa là: (Tôi có cha, có mẹ báo đáp ngửa nhờ
lộc cả. Vua vừa nuôi, vừa dạy sanh thành mãi nhớ ơn sâu).
Trước quần thần bá quan văn võ, vua Càn Long nghe xong biểu tạ ơn
ấy, thì gật đầu khen lời nói có hậu: “Trẫm bằng lòng xem Nguyễn Huệ như
con và truyền cho Quốc vương An Nam sang hầu vua cha!”.
Xuân Canh Tuất năm nay(1790) cả nước Trung Hoa chuẩn bị mừng
thọ Hoàng đế Thanh triều tròn tám mươi.
Tướng nội các tôi nhớ đến lệnh truyền của nhà vua xuân rồi, nên đã có
đôi lời thông tin đến Quốc vương An Nam được biết, tranh thủ sang Trung
Hoa chúc thọ vua cha vào dịp này. Không ngoài mục đích nào khác là
nhằm thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa hai nước láng giềng như phụ tử
thâm giao, như lời biểu tạ ơn ấy!
Thân ái chào Quốc vương Nguyễn Huệ! Tướng nội các nhà Thanh:
Phúc An Khang ký”.
Đọc xong, mắt vua Quang Trung vẫn không rời trang thư, nhớ lại mùa
xuân đại thắng quân Thanh năm rồi. Liền sau đó, sứ bộ nước Nam đi làm
công tác ngoại giao sang Trung Hoa về bẩm báo: Vua Càn Long hay tin
Tôn Sĩ Nghị thất thủ trên chiến trường Việt Nam, thì đùng đùng nổi giận
giáng chỉ; lập tức sai Phúc An Khang thay chân, làm Tổng đốc Lưỡng
Quảng đem binh mã chín tỉnh sang chinh phạt An Nam. Kế đó, chính sách
ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo của ta cũng đến kịp lúc, vuốt giận vua
quan nhà Thanh phải nhượng bộ và bằng lòng hiếu thiệp với nước đàn em