Còn Long Vương Kinh Hà trước khi vào Côn Lôn thì chỉ chuyên tiềm tu,
gần như không có tín ngưỡng gì nơi phàm trần thế tục cả.
Vì vậy, tên tuổi thần linh sông Kinh Hà chỉ giới hạn vùng Kinh Hà, chỉ
giới hạn giữa những người tu hành mà thôi.
Từ Phong Lâm độ trở xuống hơn trăm dặm nữa, có ba tòa đại thành nằm
gần nhau.
Nơi đó có một nhánh sông khá nhỏ nhập vào dòng Kinh Hà, nhánh sông
đó tên là Tiềm Long giang. Theo địa thế tự nhiên mà nói, đây chính là một
nơi giao thông quan trọng, thủy bộ giao nhau. Còn về góc độ quân sự mà
nói, nơi đó là vùng binh gia tất phải chiếm lấy.
Mặt Bắc con sông Kinh Hà là tòa đại thành có tên là thành Kinh. Mặt
Nam con sông có hai tòa thành, lại bị dòng Tiềm Long giang ngăn cách
ngay chính giữa, chia đôi hai bên ra. Phía Đông Tiềm Long giang được gọi
là thành Giang Đông, phía Tây Tiềm Long giang được gọi là thành Tây
Tương.
Giữa ba tòa thành đều có sông ngòi ngăn cách, phân ra làm ba phương
khác nhau. Mặt Bắc sông Kinh Hà thuộc về Khôi quốc, hai toàn thành mặt
Nam kia thuộc về Âm Thị quốc và Chiểu quốc.
Ba quốc gia không lớn, nhưng luôn nằm trong thế đối địch nhau. Những
năm gần đây, Quốc chủ của ba nước đều mơ tưởng đến chuyện sát nhập
chung hết lại. Trong đó Quốc chủ đứng đầu Khôi quốc mặt Bắc hùng tài đại
lược, mang chí thống nhất Nam Bắc sông Kinh Hà.
Đây chỉ là tranh đấu giữa con người phàm trần, nhưng những năm gần
đây có không ít thần linh tham dự vào. Bọn họ thừa dịp loạn thu nạp lấy tín
ngưỡng, thừa dịp chiến mà diệt miếu thờ thần linh khác.
Nhân gian loạn, thần đạo cũng loạn.