rồng lửa. Thân mình nó còn đang trong dòng Kinh Hà, đầu nó đã tới ngay
tường thành. Ánh lửa hừng hực đỏ bừng chiếu rọi lên gương mặt từng
người, như thể bọn họ vì quá kinh hoảng mà hai má trở nên đỏ bừng.
Rồng lửa thật sự đã được huyễn hóa ra, cho nên ngọn lửa đó không còn
là lửa bình thường, mà là lửa chân long.
Thân thể rồng lửa uốn lượn, Kinh Hà nổi lên từng đợt sóng cuồn cuộn,
hư không như vỡ toác thành nhiều mảnh, uy thế không ngừng ép xuống bên
dưới.
Lúc này đột nhiên cổ tay Khôi vương khẽ lật, một đại ấn xuất hiện trong
tay ông ta. Đó chính là ấn Thành Hoàng do tự ông ta luyện hóa thành. Một
ấn như một tòa thành trì, ông ta ấn xuống đỉnh đầu Hư Linh. Toàn bộ thành
Kinh lúc này như bị phong cấm lấy, Hư Linh không nhúc nhích được, còn
đại ấn kia khắc vào trán nàng, hình thành nên một dấu vết phong ấn.
Hư Linh không ngã xuống, nhưng cái khí tức thần bí trên người nàng lúc
này đã biến mất, trở nên vô cùng yếu đuối.
Khôi vương ngửa mặt lên trời phun ra một đám khí đen. Trong khí đen
đó có một đại ấn đen chặn lấy rồng lửa lại. Nhưng rồng lửa kia như thật sự
có được năng lực của chân long, lại phun ra một ngụm lửa lỏng. Ngọn lửa
lỏng đó chảy xuôi xuống chân thành, rồi bám vào chân tòa thành bắt đầu
bốc cháy, bám vào cả tường thành, cửa thành mà thiêu đốt. Nó thiêu đốt là
linh lực bên trong thành Kinh này.
Khôi vương giận dữ. Chỉ là lúc này ông ta không thể nào rời khỏi tòa
thành đánh tới Trần Cảnh được. Vạn nhất mục đích của Trần Cảnh là chờ
ông ta ra khỏi thành, thì chẳng phải sẽ hãm thân nơi hiểm địa mất sao.
Mọi chuyện đã nằm ngoài dự liệu, nhưng ông ta vẫn cho rằng dù mọi
chuyện có phát triển đến thế nào cũng không thể xảy ra chuyện được. Trần
Cảnh thi triển thủ đoạn khiến rồng lửa được huyễn hóa từ trận pháp ngày