Chúng tôi trò chuyện một hồi, đã quá nửa đêm, hôm nay đi đường xa
cả hai cũng đều mệt mỏi liền ai về chỗ người nấy nghỉ ngơi.
Rạng sáng ngày hôm sau, Lão Thái đã gọi chúng tôi khởi hành, hành
lý chúng tôi mang theo vốn không nhiều nên mọi người đều đeo trên lưng
theo lão lên đường.
Công trường Hoàng Sa không giáp với trấn mà ở tận vùng núi, ở khu
vực gọi là Long Than, đó là một cái thôn nhỏ, Lão Thái nói đi đường núi
hơi xa một chút, phải ngồi máy cày sau đó chuyển sang đi bộ.
Đối với người thành phố chúng tôi mà nói, kinh nghiệm đi đường núi
vốn là con số không, cho nên khi thấy ngồi máy cày đã bốn giờ liền mà vẫn
chưa có dấu hiệu dừng lại, tôi liền hỏi lão Thái công trường hoàng sa núi
Đông Hoa này xa vậy sao. Lão liền nói cho tôi biết, thực tế thì đường chim
bay cũng không xa có điều giữa đường toàn là núi chắn, đoạn đường núi
này lớn ngồi được máy cày còn tốt, vào sâu trong núi rồi phải tự mình đi
bộ.
Lần này tôi mới thực sự hiểu, cái gọi là vào núi cũng không hề giống
như ung dung tản bộ trên sân vắng.
“Loại truyền thuyết về ma quỷ lộng hành này, đại đa số phát sinh ở
những địa phương không có dấu chân người, bởi vì người nghe được
chuyện cũng khó lòng đi xác nhận, rất nhiều khe núi và sơn động cũng
thịnh hành truyền thuyết về ma quỷ lộng hành, cái này cũng thể hiện bản
năng ứng phó của con người đối với loại sự vật, hiện tượng mà con người
chưa giải thích được”. Giáo sư già tựa hồ đã từng nghiên cứu qua, trịnh
trọng giải thích với chúng tôi.
Dọc đường đi, cây cối cũng chẳng có bao nhiêu, toàn là gò đất mấp
mô, lại chạy thêm hơn một giờ nữa thì hết đường, máy cày không chạy tiếp