nhường nào, chi bằng cô cứ ở lại trong phủ xem trò vui, vợ chồng nhà cô
không chừng còn được ở chung với nhau nữa, như thế khác nào đón Tết
bên nhau.”
Giai Dung nghe thế cũng động lòng, dù vẫn nhớ lão Lưu đã dặn đi dặn
lại là phải ở nhà, nhưng nàng ta thực sự không muốn một mình trông coi
hai bà già lẩm cẩm nghễnh ngãng qua Tết nên đồng ý ngay.
Phía bên này, lão Lưu hoàn toàn không hề hay biết Giai Dung ở lại
Phổ Viên. Đêm nay ngoại trừ vài người lưu lại trông coi căn nhà của gã ở
trong thành thì tất cả lực lượng của họ đã cấp tốc điều động trải dọc tuyến
đường chạy từ Phổ Viên ra bên ngoài Phổ Thành để tiện tiếp ứng.
Tầm non nửa buổi chiều, gánh hát hạng nhất “Trường Xuân” nổi tiếng
khắp Đại Liêu tiến vào Phổ Viên, thu hút vô số người đến xem cảnh náo
nhiệt. Tiểu dược đồng nhà Nguyễn lang trung cũng chen chúc với đám
đông, còn đâm sầm vào một tiểu tư quét dọn ở ngoại viện.
Trong hậu viện, quản gia sai người trèo đèn đố(*) lên cây, gã tiểu tư
thư phòng Cầu Thư đương nhiên là trợ thủ đắc lực.
(*)Đố đèn là một trò chơi phổ biến vào tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc
thời xưa. Trong đêm Nguyên Tiêu, các hộ dân sẽ treo đèn màu rực rỡ trên
có dán các câu đố lên trước cửa nhà mình để người đi chơi hội giải đố,
đoán trúng sẽ có thưởng. Câu đố không phải câu hỏi, mà là một từ, cụm từ
hay câu ngắn gợi sự liên tưởng đến đáp án; đáp án là một chữ, một từ, hay
một thành ngữ.
Lão Lưu đi tới đi lui ở ngoại viện, diễu qua rất cả mọi vị trí nơi đó.
Do đang vào dịp Tết nên toàn bộ cổng thành đã đóng cửa giới nghiêm.
Gần đây tuyết lại rơi dày mấy thước, sắc trời quang đãng, đường đi trơn
trượt, cổng thành đóng im ỉm, người bình thường chẳng ai lựa lúc này mà
loàm loạn cả, năm nay là một năm an nhàn.