Kẽ ngón tay của đại hán để lộ một góc con dấu đỏ tươi, thể chữ trên
con dấu là Cửu Điệp Triện* thường dùng – “Lũng Tây phủ Thư Biện ti ẩn”.
(*) Loại chữ triện để khắc lên ấn, thông dụng từ triều Tống trở đi, một
chữ có nhiều nếp gấp đối xứng, không nhất thiết là chín nếp mà số nếp có
thể nằm trong khoảng từ năm đến mười.
Đây là loại con dấu nửa chính thức mà thư biện của quan phủ thường
dùng, các cấp quan lớn ở biên cương đều có thư biện gồm những phụ tá
thân tín của mình, phụ trách xử lý mọi việc từ trong ra ngoài. Để tiện cho
công việc, thư biện này thường có con dấu riêng, ở một mức độ nào đó thì
nó tượng trưng cho ý kiến của quan lớn ở biên cương, ví như thư biện của
Lũng Tây phủ, cũng chính là phủ phụ tá của Thân Húc Như.
Lúc này thấy đám giang hồ thảo mãng có lá thư của phụ tá Thân Húc
Như viết cho chưởng môn chúng, hàm nghĩa trong đó chẳng nói cũng biết –
chín mươi chín phần là Thân Húc Như sợ hai người chưa chết, mới mượn
gió bẻ măng mời đám giang hồ đến truy sát. Chết trong tay đám giang hồ,
thì đúng là muốn tra cũng không biết tra từ đâu.
Ngưu Kỳ đặt xấp giấy kia sang một bên, cầm kiếm lên xắt thịt bò.
Phượng Tri Vi ngồi ngay cạnh hắn, ngón tay lặng lẽ giở ra, phát hiện trong
lá thư dày cộp kia hình như còn có tranh vẽ.
Tranh gì cơ chứ?
Lẽ nào là tranh chân dung của Ninh Dịch và mình?
Vậy vì sao những người này còn chưa nhận ra?
Phượng Tri Vi ngẫm nghĩ một hồi rồi vỡ lẽ, bức tranh trong phong thư
này ban đầu hẳn là muốn đưa cho bọn chúng; nhưng lại bị Ngưu Kỳ tùy
tiện cầm đi bọc thịt bò, chưởng môn kia không tìm được thư có lẽ cũng cho
qua, đại khái chỉ tả lại tướng mạo hai người bằng miệng. Cho nên vừa rồi