Tôi im lặng nghe chị Lư kể lại. Tôi như được bay về khoảng thời
gian năm năm trước.
So với việc chèn ép của các sinh viên thì việc Học viện khai trừ
thân phận đã đánh đòn chí mạng vào Lệ Thanh. Cô ấy đã từng khóc
lóc cầu xin chủ nhiệm khoa giúp đỡ, nhưng cái mà cô nhận được lại
là sự lạnh nhạt.
Từ Lệ Thanh đến từ một thôn nhỏ không có tên, bị bịt kín, lạc
hậu. Từ nơi nghèo khổ như vậy mà được bước vào học ở một trường
nằm trong một thành phố cao chọc trời, đó là thứ mà cô theo đuổi
cả trong mơ. Nhưng cho tới ngày hôm nay, thành phố ấy đã gạt bỏ
cô đi. Chị Lư đã từng hỏi cô ấy, có cần một khoản tiền không để bỏ
đứa trẻ đi. Từ Lệ Thanh không đáp, lòng bàn tay nắm chặt tới mức bị
ngón cái đâm tới chảy máu.
Từ Lệ Thanh sau khi bị đuổi học không hề về nhà mà vẫn tiếp
tục ở lại Thượng Hải, trở thành một phần tử trong số vô số những
người lang thang trong thành phố không có ban đêm này. Một ngày
hơn nửa năm sau đó, cô quay lại trường vào ban đêm, tay xách một
chiếc bao tải nặng nề, đi vào trong nhà vệ sinh nữ trên tầng ba…
Sau khi chuyện đó kết thúc, trong thư của Từ Lệ Thanh viết cho
chị Lư có nói rằng cô vô cùng hối hận. Cô ấy nói rằng, mình đã
vứt đi đứa con trai do chính mình sinh ra. Nếu không phải do đứa
trẻ đó thì cô cũng không bị khai trừ. Từ Lệ Thanh không còn một cái
gì nữa. Sau khi suy nghĩ, cô càng cảm thấy căm hận Học viện Ngoại
thương hơn, căm hận thành phố không có tình người này. Cô ấy lựa
chọn việc vứt đứa con vừa mới sinh vào phòng vệ sinh trong kí túc khi
xưa, khiến cho trường này mang tiếng ác, từ đó báo thù cho mình.
Trước khi cho đứa trẻ vào trong bao tải, cô đã giết nó trước. Nhìn
đứa con còn dính đầy máu, Từ Lệ Thanh đau đớn không muốn