HỌC VIỆN Y HỌC ĐÁNG SỢ - Trang 88

Câu nói của tôi đã làm xúc động ông tổng biên tập. Một tuần sau,

trên bản tin xã hội của “Thân báo” có đăng bài về cảnh ngộ của người
đã chết Từ Lệ Thanh. Báo vừa được đăng, các phương tiện truyền
thông lần trước một lần nữa lại đến Học viện. Rất nhiều các máy

nh chiếu thẳng vào những thầy cô giáo năm xưa đã xử cho Từ Lệ

Thanh.

Chuyên đề của “Thân báo” vẫn được tiếp tục, dưới ánh đèn sáng

chói, những bức ảnh ngôi trường che giấu tội ác đã được chụp.
Không lựa chọn bút danh nào, dòng ghi tên người viết vẫn in đúng
họ tên của tôi. Cũng vì vậy, chủ nhiệm khoa đã tìm tôi nói chuyện.
Ông ấy nói với tôi, Đào Tử đã học năm thứ tư rồi, không đơn giản
đâu! Hơi đâu mà đi lo chuyện của người khác thế? Biết viết văn,
chẳng có gì là tài giỏi cả. Vấn đề là ở chỗ, phải biết chuyện nào nên
viết, chuyện nào nên che mắt bàng quan.

Tôi không nói một câu nào, rời khỏi văn phòng chủ nhiệm. Đối

với bộ mặt của trường, tôi không có gì để nói.

Độc giả gửi rất nhiều thư đến, có người muốn biết tình hình

gần đây của bố Từ Lệ Thanh. Tòa soạn báo đã chi cho tôi tiền công
tác phí để cử tôi đến quê của Từ Lệ Thanh, thu thập một số tư liệu.
Lại một lần nữa tôi tìm đến chị Lư, có thể nhận thấy, chị vẫn còn
để tâm tới cái chết của người bạn, nên đã đồng ý đi cùng tôi về quê
Từ Lệ Thanh.

Xuống tàu hỏa, chúng tôi lại ngồi trên chiếc xe buýt, lắc lư

gần hai tiếng đồng hồ. Chị Lư đưa tôi vào trong thôn. Những
cảnh tượng đập vào mắt đều đã được xem trong DVD, tôi không
cảm thấy lạ lẫm. Chúng tôi dừng lại trước một căn nhà đất màu
vàng chật hẹp, một người già khắc khổ bước từ trong bước ra, tôi
nhận được ra đó là bố của Tiểu Thanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.