HỘI CHỢ PHÙ HOA - Trang 8

tiền và danh vọng lôi cuốn tất cả các tầng lớp từ bậc trung lưu trở lên. Tôn
giáo bị giảm bớt hiệu lực, vì một nền luân lý mới có tính chất thực tiễn hơn
đã hình thành: hạnh phúc tối cao của cuộc đời là có địa vị sang trọng và có
thật nhiều tiền, vì thiên hạ đang xô nhau vào mà quỳ lụy, bợ đỡ, sợ hãi kính
phục kẻ có của và có địa vị. Đạo đức và tài năng trở thành những thứ đồ cổ
bị gạt ra bên lề cuộc sống, bởi lẽ trong một xã hội thương mại chỉ có hai
thần tượng được người ta phụng thờ là đồng tiền và uy thế của dòng họ; kẻ
có tài nhưng nghèo túng và xuất thân tăm tối của mình. Văn hào Stendhal

[3]

đã có một nhận xét lý thú: “Trí thông minh và thiên tài đặt chân lên nước
Anh là mất ngay hai mươi lăm phần trăm giá trị”; ông muốn nói tới cái
“Tinh thần chiết khấu” đặc biệt thương mại thấm nhuần trong mọi quan hệ
của xã hội Anh.

Một mặt khác, đời sống của quần chúng lao động rất cực khổ. Sau chiến

tranh chống Napoleon (kết thúc năm 1815), nông thôn tiêu điều xơ xác vì
giá lúa mì sụt kinh khủng đến nỗi nhiều nông dân đốt cả cối xay bột; đạo
luật khoanh đất cướp ruộng vẫn tiếp tục thi hành; tầng lớp trung gian ở
nông thôn giảm đi trông thấy; họ lũ lượt kéo ra thành thị và bị vô sản hóa,
hoặc biến thành tá điền làm thuê cho địa chủ. Công nghiệp không dùng hết
người, vì kỹ thuật phát triển đòi hỏi tương đối ít nhân công; lại thêm số
binh lính quá đông không cần thiết trong thời bình trở thành một gánh nặng
cho ngân sách; chính phủ quyết định thải hồi tất cả dân vệ. Do đó thành thị
đầy dẫy những đoàn người thất nghiệp; nạn bần cùng lan tràn khắp nơi.
Những mâu thuẫn xã hội trầm trọng đến mức sắp nổ ra những vụ bạo động
lớn (thí dụ ngày 23-2-1820 sở mật vụ khám phá ra một cuộc âm mưu giết
toàn bộ chính phủ, do Thistlewood cầm đầu, tức là: Vụ án phố Ca- tô Chính
mâu thuẫn xã hội này giải thích sự phát triển đặc biệt của phong trào
“Nghiệp đoàn” (Trade-Unions) và sự ra đời của tư tưởng xã hội chủ nghĩa
không tưởng do Owen đề xướng (1833); về mặt văn học, nó là động lực
thúc đẩy sự phát triển của khuynh hướng hiện thực manh nha từ thế kỷ 18,
trở thành xu hướng văn học chủ yếu dưới triều đại Victôria thế kỷ 19. Hai
đại diện ưu tú của văn học hiện thực thời kỳ này là Thackeray và Đickenx.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.