nhỏ đặt trên bàn rửa mặt. Dobbin bỗng phá ra cười vì thấy da mặt mình rám
nắng, tóc đã đổi sang màu muối tiêu.
Dobbin nghĩ thầm:
- Cũng may, John vẫn chưa quên mặt mình. Hy vọng rằng “nàng” cũng
nhận ra được. Đoạn anh ta bước ra khỏi quán trọ, lại đi về phía Brompton.
Lúc này trên đường về nhà Amelia, người đàn ông chung tình nhớ lại
từng phút trong cuộc gặp mặt lần cuối cùng với người bạn gái; rồi Dobbin
rời khỏi Piccadilly; người ta đã dựng lên tại đây một khải hoàn môn, và
một pho tượng Achilles nhưng Dobbin không buồn để ý đến lắm; cảnh vật
đổi thay nhiều, nhưng cặp mắt cũng như ý nghĩ của anh ta thờ ơ lướt qua.
Cho tới lúc bắt đầu đi vào đại lộ Brompton, con đường quen thuộc dẫn tới
phố Amelia ở, Dobbin bỗng hồi hộp run cả người. Không biết nàng đã lấy
chồng hay chưa? Bây giờ gặp Amelia và thằng Georgy… liệu nên làm gì
nhỉ?
Dobbin thấy một người đàn bà dắt một đứa trẻ khoảng năm tuổi đi về
phía mình… không biết có phải hay không? Mới nghĩ thế mà anh chàng đã
run bắn cả người. Cuối cùng đến dãy nhà chỗ Amelia ở, rồi đến cái cổng
anh ta nhận ra, bèn dừng lại, trống ngực đập thình thình nghe rõ mồn một.
Dobbin nghĩ thầm; “Dẫu cơ sự ra sao thì cũng cầu chúa che chở cho nàng.
Chà! Biết đâu nàng lại chẳng không còn ở đây nữa”. Anh ta nói, rồi bước
qua cổng vào nhà.
Cửa sổ phòng khách, chỗ Amelia thường ngồi vẫn để ngỏ, nhưng trong
nhà không có ai. Viên thiếu tá nhận ra cây dương cầm, mé trên vẫn treo bức
tranh không khác gì ngày xưa, tim anh ta lại đập rộn ràng. Tấm biển đồng
của ông Clapp còn treo trên cánh cửa; Dobbin giận chuông, hồi hộp đợi.
Một cô gái mũm mĩm khoảng mười sáu tuổi, mắt sáng long lanh, đôi má
hồng hào, bước ra; thấy Dobbin lùi lại dựa vào cánh cổng, cô bé cứ nhìn
trừng trừng. Mặt Dobbin tái nhợt đi như mặt xác chén anh ta lắp bắp mãi
mới nói ra câu:
- Có phải là bà Osborne ở đây không?