“Cái khu này thuộc loại nghèo nghèo nhỉ?”
“Ừ, nhưng rất được. Tôi làm việc trong quán rồi ra ngoài xem đua
ngựa.”
“Ông ăn mặc thế này đến trường đua à?”
“Không, để ngồi quán thôi.”
“Thật dễ thương,” một cô nói. “Mình thích biết thêm không khí quán
xá. Thế bồ thì sao?”
“Mình cũng thế,” cô gái kia đáp. Tôi viết tên các cô vào cuốn sổ địa chỉ
và hứa sẽ gọi đến cho các cô ở Claridge. Các cô thật xinh xắn dễ thương và
tôi chào tạm biệt họ, Walsh và Ezra. Walsh vẫn đang nói chuyện với Ezra
một cách nồng nhiệt.
“Đừng quên đấy,” cô gái cao hơn nói.
“Sao quên được,” tôi đáp và bắt tay cả hai một lần nữa.
Sau đó tôi nghe Ezra kể Walsh được một số phụ nữ yêu thơ và các nhà
thơ trẻ bị tử thần điểm mặt đứng ra bảo lãnh với Claridge để ông ra được
khỏi đó, rồi đến chuyện ông nhận được hỗ trợ tài chính từ một nguồn khác
và bắt đầu cho ra một tờ tạp chí mới đặt trụ sở trong khu phố với vai trò
đồng tổng biên tập.
Tôi nhớ vào thời điểm ấy, giải nhất văn chương hàng năm mà tờ Dial,
tạp chí văn chương Mĩ do Scofield Thayer làm tổng biên tập, trao cho tác
giả cộng tác, trị giá một nghìn đô la. Ngoài vinh dự thì đấy là khoản tiền
khổng lồ với những người chuyên nghề viết, và giải thưởng được trao cho
nhiều người khác nhau, mà dĩ nhiên tất cả đều xứng đáng. Thời điểm ấy ở
Châu Âu, hai người có thể sống thoải mái, tử tế chỉ với năm đô la, thậm chí
còn được đi du lịch.
Tờ tạp chí ra mỗi quý một lần này, mà Walsh là một trong các đồng tổng
biên tập, nghe đâu ở trao giải với số tiền cực lớn cho các tác giả nào có bài