HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 11

thành những mô thức diễn đạt rõ ràng và trí thức hơn. Vì vậy, nhiều đoạn
dịch của tôi có vẻ mù mịt hoặc mập mờ, nhưng phải hiểu rằng trong nguyên
tác chúng cũng mù mịt và mập mờ không kém, khiến cho mỗi người đọc có
thể hiểu một cách khác nhau. Khi dịch chúng sang tiếng Anh, tôi đã cố tìm
cách truyền đạt được giọng điệu và thuật ngữ của nguyên tác, chứ không hy
sinh chúng để đạt được một hình thức văn bản dễ hiểu hơn.” Theo tôi, việc
chọn sai một từ trong khi dịch có thể dìm cả đoạn văn đó vào tình trạng mù
mịt. Phải công nhận rằng đối với bạn đọc nước ngoài, những khái niệm văn
Trích đoạn của người Trung Quốc thường khác lạ, và lối diễn đạt cũng kì ảo
khó hiểu, nhưng cũng phải nhớ rằng chúng hoàn toàn rõ ràng rành mạch đối
với người Trung Quốc, và trách nhiệm của người dịch là phải truyền đạt
được những ý nghĩa rõ ràng và rành mạch ấy.

Tiện đây, tôi xin có một nhận xét đặc biệt là các dịch giả phương Tây hay

có thói quen mổ xẻ từng con chữ tượng hình của Trung Quốc, cũng như
xem xét từng chữ riêng biệt, chứ không hiểu thấu đáo cách dùng và ý nghĩa
của các từ ghép đôi trong tiếng Trung Quốc. Ví dụ chữ “thần”, nghĩa là tinh
thần, và chữ “khí”, nghĩa là lực hoặc sức mạnh, khi ghép đôi thành từ
“thần-khí” và dùng như một tính từ, sẽ có nghĩa là “tự cao tự đại”. Khi ghép
cũng từ “thần” đó với từ “trạng” tức là tình trạng, người Trung Quốc lại có
một danh từ mới là “thần- trạng”, nghĩa là vẻ mặt, biểu hiện nhìn thấy được
trên vẻ mặt. Ghép từ “khí” kia với từ “dạng”, tức là hình ảnh, họ có danh từ
“khí-dạng”, nghĩa là ấn tượng mà người ta có được khi nhìn thấy vẻ bên
ngoài của một ai hoặc cái gì đó. Chữ “cốt” là xương, ghép với cũng chữ
“khí” này, lại ra danh từ “cốt-khí”, chỉ cái sức mạnh của nhân cách, cái
xương sống của tính cách. Chữ “thiên” là 1.000, với chữ “vạn” là 10.000,
ghép với nhau thành “thiên-vạn” và dùng như trạng từ thì lại có nghĩa là
please, please! – Xin làm ơn, xin làm ơn! Xin xem thêm về việc dịch từ
ghép “khí-vận sinh-động” ở Trích đoạn 7, trong bản dịch bài viết của Tạ
Hách về 6 phép tắc của hội họa Trung Quốc.

Kho tàng các nguyên tác viết về nghệ thuật Trung Quốc rất lớn. Tuy

nhiên, phần nhiều chỉ là những tuyên bố rất chung chung, thiếu chi tiết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.