Vương Duy. Một bản sao bức “Tiểu công tử họ Vương” của Vương Duy,
nét rất thanh tú, hiện đang ở nhà ông Lý ở Tràng An. Hình người rất hay.
Rõ ràng là vẽ lại từ nguyên bản. Nó khác hẳn với những gì mọi người
thường gọi là của Vương Duy. Có thể bức này có nguồn gốc từ nhà ông
Dương ở Nghi Đình.
Trương Hựu (biệt hiệu Thành Thực) có bức “Bi Thạch Phật” ở nhà. Bên
dưới hình đức Phật là hình Vương Duy, mặc áo thụng vàng, đầu đội khăn
trái đào, đang chắp tay lạy. Đây là một bức tự họa, về kỹ thuật rất giống với
bức vẫn được gọi là “Thập đồ đệ Quan Chung”. Bức này là nguyên tác thật.
Có nhiều tranh kiểu như “Bầy la” hoặc “Đèo Thiên Môn” trong dòng tranh
Tứ Xuyên được người ta gán cho là của Vương Duy, cũng như những tranh
vẽ ảnh tuyết theo dòng Giang Nam vậy. Hễ cứ có nét thật thanh tú là bị gọi
là Vương Duy. Ví dụ bức “Vua Võ Ngụy đọc sách” trong bộ sưu tập của Tô
Thuần mà cũng bị coi là của Vương Duy. Có một bức tranh nhỏ của Lý
Quang Cảnh cũng bị gán là của Vương Duy. Bức này hiện đang ở nhà ta.
Bức “Tuyết” của ông Lý ở Tràng An và một bức “Tuyết” nữa ở nhà Tôn
Đại Đao cũng bảo là của Vương Duy. Rồi còn vô số nữa rải rác ở các nhà
đại gia. Lấy đâu ra mà lắm tranh Vương Duy đến thế?
Bức “Tam thị nữ thiên đình” ở nhà Thao Bằng bảo là của Cố Khải Chi.
Thực ra chỉ là một bản sao từ thời sơ Đường.
Ngô Đạo Tử, Tô Đông Pha có một bức của Ngô Đạo Tử, vẽ Phật và
mười đệ tử. Bức tranh đã cũ nát, nhưng vừa nhìn đã thấy ngay một bàn tay
nổi bật ra ngoài, cực kỳ hay. Những nét chấm vẽ rất ít mực, bóng sáng tối ở
cặp môi rất tự nhiên. Thật sống động.
Vương Phương (tự là Viễn Khuê) có hai bức “Thiên Tử”, đều là những
bức đẹp nhất của Ngô Đạo Tử. Đường nét của ông đi thật dễ dàng và thoải
mái, như thể những cành rong uốn lượn dưới nước, có nhịp điệu và đầy đặn,
với những chỗ lên xuống rất đúng cách, trông như vừa mới vẽ xong. Chúng
cũng như bức ở nhà Đông Pha vậy.
Bức “Đại Xá” ở nhà Chu Tùng (tự là Nhân Tự) cũng là nguyên tác. Bây
giờ người ta xem tranh, hễ thấy có Phật là bảo đó là tranh của Ngô Đạo Tử,