Lý Thành rất đặc sắc, duyên dáng, nhẹ nhàng. Thông của ông khỏe và hùng
tráng, cành lá đều có bóng đậm. Những bụi cây bên dưới đều được vẽ gọn
gàng. Ông không ưa những hình thù kì dị và vặn vẹo. Các nhà đại gia bây
giờ cũng có nhiều phiên bản, nhưng cũng như các phiên bản thư pháp của
Diêm Chấn Thanh và Lưu Công Toàn, chúng chỉ có vẻ ngoài nhang nhác
nguyên tác mà thôi. Chúng đều sống sượng và tầm thường, cành lá đan
nhau dữ dội, thân cây khô gầy và đầy mắt mấu, còn bụi rậm thì như đống
củi, chẳng có tí sức sống nào. Tất cả đều là của rởm. Ta đã định viết một bài
nhan đề “Không có Lý Thành” là vì vậy. Bản “Thông và đá” của họ Thịnh
là cỡ nhỏ, vẽ trên nền trông như giấy. Các thân cây lớn, đứng dưới những
tán lá xum xuê. Những chỗ đốt nối không vẽ bằng vòng tròn mà chỉ bằng
chấm thật to. Toàn bộ mặt tranh có phủ một lớp mực loãng, trông rất sống
động. Ngay cận cảnh là những tảng đá mọc lên đột ngột với những hình thù
có nhịp điệu. Chân núi cũng ngang với chân đá. Có một tảng đá đứng dưới
nước. Bên dưới tảng đá có mảng mực loãng chạy sát đó rồi biến mất xuống
dưới nước như một dải cát. Chi tiết này khác với cái mà người ta thường coi
là phong cách Lý Thành điển hình, thường vẽ núi lơ lửng không xuống đến
đất hoặc đến mặt nước. Người ta còn nói những nét bút đi xuống của Lý
Thành không có chân là vì vậy. Nhưng thật ra đó chỉ là vì không được tận
mắt thấy các nguyên tác của ông mà thôi.
Tranh rởm. Có lần ta mua một bức phong cảnh Lý Thành ở Tứ Xuyên
của một ông nọ tên là Tỉnh. Bức tranh vẽ rất có duyên, phong thái thanh
tao, với những ngọn núi cao ở trên, một cây cầu và con đò ở dưới, và một
thác nước ở đoạn giữa. Chỉ có khoảng ba chục cây thông. Chữ ký nhỏ, đề là
“Lý Thành người đất Thư”. Sau ta đổi bức ấy lấy một bức thư pháp cổ ở
nhà họ Lưu. Ông Lưu này cạo chữ ký ấy đi, đề tên Lý Tư Huấn vào, rồi bán
nó cho nhà họ Triệu. Đồ rởm mà dễ tưởng là đồ thật đến như vậy, thật
chẳng buồn lắm sao!
Sự mai một của các họa sỹ vẽ tranh truyện. Họa sỹ bây giờ không còn vẽ
các câu chuyện hoặc các sự kiện nữa. Mà có ai vẽ, thì nhầm lẫn trang phục
ngày xưa lung tung cả, chỉ khiến người xem nực cười. Người xưa thường